Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Van Le
Xem chi tiết
lạc lạc
26 tháng 11 2021 lúc 7:18

tham khảo nhé

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...

Lang Minh Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 9 2021 lúc 22:48

Em tham khảo nhé:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

 

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.

AbCd
Xem chi tiết
A DUY
23 tháng 10 2023 lúc 13:08

em khi làm một việc có là cách đây 100 thế kỉ khi đó bố mẹ em nuôi một con khủng long bão chua to nhất lịch sử em nhỡ giết chết nó  sau khi em làm em rất sợ tim em đập rất nhanh  và em bỏ nhà đi 20000 năm( chỉ là suy nghĩ thôi nhé)

Kim Đức Nguyễn
Xem chi tiết

khiến ba mẹ vui lòng ak dễ ẹt viết đơn giản thôi 

em quét nhà em lau nhà ba mẹ vui thì em cũng vui

Khách vãng lai đã xóa
Shiba Inu
4 tháng 11 2019 lúc 21:03

 Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

  Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

   Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học. Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không? Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua. Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ. Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

          Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
5 tháng 11 2019 lúc 15:15

I.  MỞ BÀI

-     Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

-     Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-    Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

-    Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

-    Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

-    Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

-    Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

2. Giúp bà qua đường

-     Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

-     Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua.

-     Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

-     Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

-     Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

-     Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

-     Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

-     Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

-     Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

-     Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Khách vãng lai đã xóa
Nghia Nguyen
Xem chi tiết
zuii
10 tháng 12 2023 lúc 22:04

Lỗi lầm là những sai lầm, có những sai lầm làm chúng ta day dứt cả đời. câu chuyện nói về tôi và lan, tôi và lan chơi khá thân, nhà lan nghèo, còn nhà tôi thì khá giả hơn chút,   tôi thường có những trò nghịch ngợm, đôi khi còn quá đáng. Cái ngày hôm ấy, lan mang 2 đôi giày, 1 đôi để đeo thể dục còn 1 đôi để đeo sau khi học xong, tôi thấy v thì liền giấu 1 đôi đi, tiếng trống tùng tùng ra về, lan cũng như bao bạn khác, cất sách vở ra về, đến lượt lan lấy giày thì chỉ thấy 1 đôi, lan lúc đó hoảng lắm, mặt lan tím lạnh, nhà lan nghèo mà nên lan quý 2 đôi giày đó lắm. tôi lúc ấy thì thấy vui vẻ với trò đùa của mình, lan có nói ở lại tìm với lan nhưng tôi viện cớ ra về trước,còn lan thì ở lại. tôi ở nhà ung dung, ngủ nghỉ nhưng lại k hề biết tới việc lan vẫn còn ở trường tìm giày. Tới chiều đi học, cô giáo mới thông báo rằng lan ốm, mẹ lan nói lan về với cơ thể ướt đấm mồ hôi, mặt đỏ ửng vì tìm giày. Cô nói làm tôi sững lại, tôi nghĩ những trò đùa của mình quá đáng quá rồi, lòng tôi thắt lại, nguyên buổi chiều tôi chả học đc, lúc ra về, tôi có mua ít đồ rồi qua thăm lan, lan có vẻ đỡ hơn nhiều rồi. tôi trả giày cho lan, đưa lan chỗ đồ tôi mua rồi nói lời xin lỗi “ xin lỗi vì tôi đã làm bạn ra nông nỗi này, tôi sẽ không đùa giỡn quá đáng như vậy, tha lỗi cho tôi”. Lan hiểu đc tấm lòng này nên lan gật đầu nhẹ rồi bảo tôi ngồi ghế, ăn chỗ đồ tôi mua tới, 2 đứa lại vui vẻ, và chính bản thân tôi nhận ra đc bài học: “ những hành động của chúng ta,nếu không suy nghĩ trước khi hành động thì nó dẫn đến ảnh hưởng vô cùng lớn, không phải những trò đùa lúc nào cũng vui vẻ, thế nên cần phải biết hành động sao cho đúng, để giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp”

Cậy Phùng
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
23 tháng 12 2022 lúc 10:38

Chào em, em có thể triển khai một số cung bậc tình cảm, cảm xúc khi ghi lại cảm xúc của mình đối với bài thơ "Ngưỡng cửa" (Vũ Quần Phương):

- Bất ngờ, xúc động khi phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của ngưỡng cửa và sự gắn bó của ngưỡng cửa đối với cuộc sống con người.

- Cảm thấy thêm trân trọng cuộc sống và những sự vật bình dị, thân quen gắn cuộc sống của mình.

Phan Thành Tài
25 tháng 9 2024 lúc 20:59

n

Khiêm Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
1 tháng 11 2023 lúc 13:10

Trong quá khứ, em từng trốn học khiến mẹ phiền lòng rất nhiều. Vì chán học nên em đã bỏ tiết cùng bạn bè đi chơi. Ban đầu em cảm thấy rất vui vẻ và không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Khi em về nhà, em thấy mẹ rất buồn. Hoá ra cô giáo đã thông báo về việc em bỏ lớp đi chơi về gia đình. Thấy khuôn mặt buồn rầu của mẹ, em cảm thấy tội lỗi vô cùng. Em thấy ân hận và tự dằn vặt bản thân vì đã hành động thiếu suy nghĩ như thế. Kể từ đó, em rút ra kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, tuyệt đối không bao giờ muốn làm mẹ buồn nữa. 

Huy Xuân
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
26 tháng 1 2023 lúc 19:58

Đề \(5\)

Bài gợi ý :

“Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,Cành xuân mơn mởn thấy xuân cười “

Hoa đào xưa nay vẫn luôn được coi là sứ giả của mùa xuân và đặc biệt là hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết ở những gia đình miền Bắc. Hương hoa thoang thoảng, cánh hoa mỏng manh mang đến cho con người ta sự ấm áp, bình an của một năm mới đến. Chẳng thế khi nhắc tới Tết mà không nhắc tới hoa đào thì quả là một điều thiếu sót. Trong chương trình Ngữ Văn 6, chúng ta sẽ bắt gặp đề văn tả cây hoa đào vào dịp Tết. Đây là dạng đề không khó nhưng đòi hỏi ở người viết phải có sự quan sát tinh tế và cảm nhận sâu sắc

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 6 2019 lúc 5:15

HƯỚNG DẪN KỂ

Hôm trước, mẹ em đi làm về rồi bị ốm. Người mẹ xanh xao, mệt mỏi với những cơn sốt kéo dài. Em thương và lo cho mẹ lắm. Em ngồi bên cạnh đắp khăn ướt lên trán mẹ và lấy thuốc cho mẹ uống. Khi khỏi ốm, mẹ xoa đầu em và nói : “Con gái mẹ ngoan lắm ! Mẹ cảm ơn con nhiều.”

Trần Văn Đạt
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 10 2021 lúc 19:59

Em tham khảo:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.