Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồ Thị Thảo Oanh
Xem chi tiết
Khánh Uyên Hồ
Xem chi tiết
Việt Anh
12 tháng 4 2022 lúc 0:12

tham khảo :

Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!

Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm

Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…

Như Nguyễn
Xem chi tiết
Bon
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Phương Ngân Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:59

Bài viết mẫu

     Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi, tôi cảm thấy khâm phục, kính trọng ông, Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc. Tuy ông đã trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà vẫn còn mãi đến bây giờ.

     Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Nhưng từ nhỏ ông đã chịu nhiều đau thương 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Sau khi quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất thủ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.

     Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Sau một thời gian làm quan, trước cảnh triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi, Nguyễn Trãi đã xin vua quay về ở ẩn. Về sau khi quay lại triều đình giúp vua Lê Thái Tông, ông và gia đình bị dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị tru di tam tộc, trở thành vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà.

     Cuộc đời của ông là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có và cũng là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều cho nước nhà, đặc biệt ông đã để lại nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình kiệt xuất và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

      Các tác phẩm xuất sắc như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị. Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Khi đọc các sáng tác của ông ta có thể thấy nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

     Không chỉ thơ mà các tác phẩm chính luận cũng có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của ông đều có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt khiến người đọc phải cảm thán về tính thuyết phục của nó.

      Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Không thể phủ định được Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến, là một nhân vật không ai không thán phục và kính ngưỡng. Nguyễn Trãi không chỉ góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn có công xây đắp nền móng vững chãi cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Phương Anh
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
28 tháng 3 2022 lúc 17:26

Tham khảo:

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩ mà nghệ thuật cũng hết sức tinh tế, điêu luyện. Ngắm trăng vừa mang nét cổ điển, phảng phất Đường thi vừa hết sức hiện đại bởi ý tình phóng khoáng, mới mẻ.

“Nhật kí trong tù” là một tập nhật kí bằng thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Bác viết Nhật kí trong tù chỉ nhằm mục đích “ngâm ngợi cho khuây”; nhưng tập thơ đã trở thành bức chân dung tinh thần tự hoạ của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Bởi những giá trị ấy, Nhật kí trong tù được xem là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 

Mở đầu bài thơ, Bác giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng vừa độc đáo, vừa có chút xót xa.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
(Trong tù, không rượu, cũng không hoa)

Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác:

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”

(Truyện Kiều)

Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm trăng đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tụy như “quỷ đói”… Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền…

Đến câu thơ thứ hai, tư thế lưỡng lự, ngập ngừng của người tù trước vầng trăng sáng, ta mới hình dung rõ ràng bức tranh nhà tù trong đêm trăng và hình ảnh của Bác. Câu thơ giản dị đã thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?

Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch đã không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng. “Nại nhược hà?” Là câu tự vấn, thể hiện nỗi bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người tù. Còn “khó hững hờ” là một lời khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn.

Ở trên, Bác chỉ ra những cái không có. Đến đây, tuy Bác chưa nói rõ chuyển biến thầm lặng trong tâm hồn nhưng người đọc cũng nhận ra điều đó. Cái tâm trạng “khoa hững hờ” kia khác nào là một sự chuẩn bị để sẵn sàng ngắm trăng. Bác tuy không có đủ vật chất cho một cuộc hội ngộ chuẩn mực với vầng trăng tri kỉ nhưng luôn có sẵn một tấm lòng nồng nhiệt, luôn sẵn tình yêu mến thiết tha:

 

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”.

Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.

Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.

Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, đầy đầy vị , thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực khốc liệt của nhà tù và chất lãng mạn trong tình yêu cái đẹp của Bác. Bài thơ khẳng định sau sắc tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan, yêu đời Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

Sơn Mai Thanh Hoàng
28 tháng 3 2022 lúc 17:27

REFER

Mở đầu tập nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết như một lời tâm sự:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Càng ngâm càng đợi đến ngày tự do

Thơ đối với Người, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.

Nhan đề bài thơ là “Vọng nguyệt”, đó là đề tài phổ biến trong thi ca, cũng trở thành thi hứng cho biết bao tác giả, trăng là bạn tri ân để dốc bầu tâm sự. Gặp ánh trăng, thơ Bác cũng tự nhiên như thiên nhiên vậy:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Lẽ thường, nhà thơ gặp trăng đẹp thường đem rượu uống, đem hoa ra ngắm. Bởi có rượu, có hoa thì trăng trở nên thi vị và con người cũng trở nên không cô đơn dưới đêm trăng ấy. Nhưng câu mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh như kể tự nhiên chứ không hề kêu ca về hoàn cảnh.

Một con người đang bị giam cầm, mất tự do “ngục trung” nên “vô tửu, vô hoa” là điều tất yếu. từ “diệc” làm cho sự thiếu thốn tăng lên. Nhưng chúng ta vẫn thấy giọng thơ của Bác không hề bực bội vì thiếu thốn mà hết sức bình thản đón nhận nó. Đến câu thơ thứ hai, vẫn giữ nét tự nhiên, vần thơ trở thành câu hỏi:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu thơ nhịp nhàng bởi sự hòa trộn của các vần bằng- trắc đều đặn, có cái bối rồi, xốn xang rất nghệ sĩ. Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn nghệ sĩ yêu say đắm thiên nhiên, ắt hẳn cũng muốn thưởng trăng đầy đủ, nhưng trong tù thì không thể có, nên người tiếc nhưng không để cảnh đẹp ấy trôi qua vô ích, vì thế có cái bối rối: Làm thế nào có thể hững hờ trước cảnh đẹp?

 

Nhưng cũng có thể đó là lời khẳng định nhẹ nhàng: Không thể hững hờ trước cảnh đẹp dù có thiếu thốn. Chính thực tế thiếu thốn gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước thiên nhiên đã tạo ra cách hỏi hóm hỉnh như một cái cười rất tinh tế của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác chiến thắng hoàn cảnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Rượu, hoa đã thiếu nhưng dường như chính tâm hồn nhà thơ đã đủ cho một bữa tiệc thưởng trăng. Nhân - nguyệt, Nguyệt - Thi gia có “song” chắn ở giữa nhưng có lẽ ngục tù không thể thắng nổi mối tương giao giữa người ngắm trăng và trăng tìm đến người. Song sắt hiện lên thô bạo, vô tình nhưng bất lực bởi trăng và Người vẫn gặp nhau vô cùng tự do, tinh tế.

Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, tìm được trăng nhưng cuối cuộc trăng, người tù ấy trở thành “thi gia”- nhà thơ. Có người nhận xét: đây là một cuộc vượt ngục tinh thần, quả không sai. Bị giam cầm trong tù ngục nhưng tâm hồn Bác lại luôn hướng đến ánh sáng, hướng đến thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà thấy được cái hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến, gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác, bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại, vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay, mới lạ trong bút pháp mà còn thấy được sự nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ điển.

Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn dành cho thiên nhiên một chỗ đứng vững trãi. Có khi thiên nhiên để khỏa lấp sự cô đơn, có thiên nhiên báo hiệu niềm vui chiến thắng, có khi thiên nhiên để dốc bầu tâm sự nhưng cũng có khi thiên nhiên chở nặng khao khát được tự do, chở nặng một tâm hồn muốn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng" là bài thơ khẳng định tâm hồn, cốt cách của một thi sĩ, sự thanh cao của vị lãnh tụ trong hoàn cảnh tăm tối, ngục tù.

SURIN :)))
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng.