viết 1 bài văn khoảng 400 chữ chia sẻ cảm xúc của em về bài thơ hạt gạo làng ta ( ko quá 500 chữ )
viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ Hạt gạo làng ta
Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ hạt gạo làng ta của nhà thơTrần Đăng Khoa bằng một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ
Bài thơ hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa nói lên sự quý giá của hạt gạo, sự lao động vất vả của người lao động đã làm ra lúa gạo và nói lên rằng chúng ta phải biết yêu thương lúa gạo, không xài lúa gạo một cách phung phí.[ Mk nghĩ vậy nhưng không biết có đúng không]
Chúc bạn học tốt
Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.
Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.
Viết một bài tập làm văn khoảng 400 chữ nói về một cảm xúc của em về một bài thơ về bài Tuổi Thơ Tôi của Nguyễn Nhật Ánh
Viết đoạn văn khoảng 500 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 6 đã học.
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) ghi lại cảm nhận / cảm xúc về bài thơ "những cánh buồm"
tham khảo :
Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!
Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.
Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.
Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm
Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…
viết bài văn khoảng 400 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
Tham khảo
Những cánh buồm là một áng thơ viết về tình cha con mộc mạc mà sâu đậm nhất trong lòng em. Bài thơ không sử dụng nhiều hình ảnh hoa mĩ hay câu chuyện to lớn, nhưng vẫn khiến người đọc thổn thức không thôi về tình cảm cha con ấm áp. Người cha trong bài thơ yêu thương con của mình vô cùng. Tình yêu ấy thể hiện qua hành động dịu dàng mỉm cười xoa tóc con, âu yếm dắt con đi trên bờ cát, và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngô nghê của con. Và người con cũng yêu thương, quấn quýt cha mình. Cậu bé đặt ra những câu hỏi, nắm tay cha và nói về những ước mơ của mình. Bầu không khí ấm áp ấy khắc họa tình cha con mộc mạc và giản dị, nhưng vô cùng chân thật. Nó như một dòng nước ấm hiền hòa chảy vào trái tim em, gợi lên trong em những tình cảm và kỉ niệm hạnh phúc cùng người cha yêu dấu. Sự đồng điệu trong cảm xúc ấy chính là sứ mệnh của những tác phẩm thơ chân chính. Và bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã làm được điều đó.
khi người đọc 3 khổ hạt gạo làng ta cảm nghĩ như thế nào hoặc ( em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em 3 khổ thơ Đầu trong bài thơ hạt gạo làng ta (Đoạn thơ phần đọc hiểu)) GIÚP MILK VỚI NHA
- Đoạn thơ đầu:
+ Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.
+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy
+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân
=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người.
+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu
+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa
=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết.
- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ
+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc
+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc
- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn
- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Viết một bài văn khoảng 400 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ " Những Cánh Buồm"
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một trong số các bài thơ nói về tình cha con để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tác phẩm được trích từ tập thơ cùng tên và được in vào năm 1964.
Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa. Tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, ẩn dụ và phép đối lập. Đọc qua bài thơ ta thấy người cha trong bài thơ yêu thương con của mình vô cùng. Tình yêu ấy thể hiện qua hành động dịu dàng nắm lấy tay con, dắt con đi, mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngô nghê của con. Và người con cũng yêu thương, quấn quýt cha mình. Cậu bé đặt ra những câu hỏi, nắm tay cha và nói về những ước mơ của mình. Bầu không khí ấm áp ấy khắc họa tình cha con mộc mạc và giản dị, nhưng vô cùng chân thật. Chỉ qua những hành động nhỏ nhặt của người cha cũng cho chúng ta biết được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Qua câu thơ “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” Có thể biết khi còn nhỏ như con người cha cũng từng khát khao đi như thế.
Bài thơ trên không chỉ ca ngời về ước mơ, khát vọng đẹp của con người mà còn thể hiện tình cảm cha con gắn bó, thân thiết. Đọc xong bài thơ trên. Bài thơ đã khiến tôi nhớ đến cha mình, người đã yêu thương tôi chăm sóc tôi chu đáo. Tôi tự nhắc nhở mình phải yêu thương cha nhiều hơn nữa vì tôi vẫn may mắn hơn rất nhiều người vì tôi vẫn còn có cha.
Từ nội dung bài hạt gạo làng ta em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của em về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên
ai giúp mình được ko ,xin đấy