Cho biết tôn giáo chi phối toàn bộ đời sống tính thần xã hội tây âu thời trung đại
xã hội pk tây âu: lãnh địa pk; đặc điểm kinh tế; xã hội; đời sống các tầng lớp xã hội; thành thị trung đại.( nguyên nhân hình thành,nguồn gốc, đặc điểm kinh tế-xã hội,tác động)
XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU .
1. Lãnh địa phong kiến.
- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây âu ra đời, đây là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản của xã hội PK phân quyền Tây Âu.
- Lãnh địa là 1 khu đất rộng trong đó có ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm … trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài dinh thự nhà thờ đó là đất của lãnh chúa. Còn đất khẩu phần ở xung quanh được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy, xây dựng thôn xóm có nghã vụ nộp thuế.
2. Đặc điểm của lãnh địa:
* Kinh tế đóng kín tự cung , tự cấp , tự túc
+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa .
+ Cùng sản xuất lương thực nông nô còn dệt vải làm dày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.
+ Về cơ bản không có sự mua bán trao đổi ra bên ngoài ( trừ những mặt hàng sắt, muối, tơ lụa)
* Chính trị độc lập
+ Lãnh chúa nắm quyền chính trị: tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng, có quyền bất khả xâm phạm không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.
+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ.
* Quan hệ trong lãnh địa:
+ Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng Họ bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn dùng những cực hình tra tấn rất rã man với nông nô.
+ Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong các lãnh địa họ bị gắn chặt lệ thuộc lãnh chúa nhận ruông cày cấy và nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra họ phải nộp nhiều thứ thuế vô lí khác như thuế thân, thuế cưới xin,.. mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ lao động nhưng họ phải sống trong những túp lều tối tăm bẩn thỉu ẩm ướt, đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát đè trĩu lên cuộc đời họ.
THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
1. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:
Từ thế kỉ XI thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện do lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi.
- Nông nghiệp: công cụ sản xuất cải tiến , kĩ thuật canh tác tiến bộ, khai hoang mở rộng, diện tích sản xuất tăng, sản phẩm ngày càng dư thừa nên nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng cao. Vì vậy sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa như trước.
- Thủ công nghiệp: diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.
- Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa.Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, tư đường, bến sông, bến cảng…để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.Từ đó thành thị ra đời.
2. Hoạt động ở thành thị ( tổ chức kinh tế).
Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra thương hội, phường hội để kinh doanh và sản xuất. (SK)
3. Vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.
- Kinh tế: đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển
- Chính trị: Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.
- Văn hóa: Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như ox phớt, cam dơ rít, xooc bon, pa ri…. Đây cũng chính là trung tâm văn hóa châu âu lúc bất giờ.
Mặc dù Nho giáo chi phối trong đời sống xã hội phong kiến nhưng Phật giáo vẫn khá phổ biến. Đó là
A. vị trí của Phật giáo ở thế kỉ X - XIV
B. sự phát triển của Phật giáo ở thế kỉ XV
C. vai trò của Phật giáo thế kỉ XIV
D. biểu hiện sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Phật giáo
Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:
- Thiên chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo cải cách.
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn
Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại
A. Lãnh chúa , nông nô
B. Tư sản và vô sản
C. Chủ nô và nô lệ
D. Tư sản và chủ ruộng đất
“Phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ”.
Đoạn văn trên nói về phong trào nào xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào thế kỉ XVIII?
A. Phong trào khai sáng
B. Phong trào cải cách văn hóa
C. Phong trào Thơ mới
D. Phong trào nghệ thuật
“Phong trào Khai sáng – Phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ”. Phong trào thúc giục, kêu gọi các nhà tư tưởng – chính trị xây dựng lại quan hệ xã hội trên cơ sở bình đẳng, công lý và các nguyên tắc bắt nguồn từ quyền lợi con người.
Tư tưởng khai sáng là tư tưởng tiến bộ về ý thức hệ thời kỳ đầu của Chủ nghĩa Tư bản và đến nay vẫn tiếp tục lan toả nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội. Nó diễn ra ở Anh thế kỷ XVII, ở Pháp thế kỷ XVIII, đóng vai trò quan trọng suốt cuộc cách mạng Mỹ (1775-1883), ở Nhật thế kỷ XVIII và vẫn tiếp tục ảnh hưởng to lớn đến CNTB ngày nay. Ở Nga phong trào bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX.
Phong trào Khai Sáng cũng từng được người Việt tiếp cận qua trào lưu ở Nhật và trở thành phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XIX của Phan Chu Trinh với tên gọi Tân Việt Nam. Phương châm của phong trào này là “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, tức là thay đổi phải dựa trên sự học hỏi kiến thức, kỹ thuật mới của thế giới; với tinh thần tự chủ, ngang nhiên và cao vọng tự cường; để đạt đến dân giàu và nước mạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại?
A. Được coi như những công cụ biết nói
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
- Cho biết vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo. Nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-Thơ và Can-vanh
- Nêu những tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đến xã hội của châu Âu đương thời
1/
Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo
là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.
2/
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.
- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.
- Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo: giáo hội Ki- tô là lực lượng cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.
- Cải cách của Lu- thơ:
+ Phủ nhận vai trò của giáo hội, đòi bãi bỏ lễ nghi, thủ tục phiền toái.
+ Quay về giáo lí Ki- tô nguyên thủy.
- Tác động:
+ Bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân đức.
+ Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái.
Chúc bạn học tốt.
- Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo: giáo hội Ki- tô là lực lượng cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.
- Cải cách của Lu- thơ:
+ Phủ nhận vai trò của giáo hội, đòi bãi bỏ lễ nghi, thủ tục phiền toái.
+ Quay về giáo lí Ki- tô nguyên thủy.
- Tác động:
+ Bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân đức.
+ Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái.
thời gian ra đời của các giai cấp trong xã hội phong kiến trung tây và trung đại
C1 : Trình bày đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến thời trung đại ở Châu Âu về tự nhiên , xã hội , kinh tế ?
C2 : Nêu nguyên nhân nội dung cơ bản về cải cách văn hóa tôn giáo ?
C3 : Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thws kỉ XIX ? Những thành tựu văn hoá đó ảnh hưởng ntn đến văn hoá Việt Nam ?
Giups em với ạ !
Câu 1:
- Tự nhiên: Châu Âu có nhiều loại địa hình khác nhau như núi, đồng bằng và bờ biển dài. Khí hậu ở một số nơi lạnh và khắc nghiệt. Sông lớn như Sông Rhine (Ranh) và Sông Danube (Đa-nuýp) quan trọng cho giao thương và vận chuyển.
- Xã hội: Xã hội được chia thành các lớp như quý tộc, người làm công việc cho họ và nông dân. Quý tộc cung cấp đất và bảo vệ cho người làm việc.
- Kinh tế: Nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Nông dân trồng cây và nuôi động vật, thương mại và thủ công nghiệp cũng phát triển dựa trên việc giao thương và các thị trấn thương mại.
Câu 2:
Cải cách văn hóa tôn giáo là khi người ta muốn làm mới và cải thiện các khía cạnh của tôn giáo. Lý do chính là họ thấy có những vấn đề trong tôn giáo truyền thống mà họ muốn sửa chữa hoặc cải thiện. Ví dụ, họ có thể không hài lòng với cách quyền lực tôn giáo được sử dụng để kiểm soát người khác hoặc cản trở sự tiến bộ của tri thức và khoa học.
Câu 3:
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX có nhiều thành tựu văn hóa quan trọng như tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam thông qua trao đổi văn hóa và thương mại. Ví dụ, tri thức Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triết học và văn hóa của Việt Nam, và nghệ thuật Trung Quốc đã tác động đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, như hội họa và kiến trúc.
thời gian ra đời của các giai cấp trong xã hội phong kiến trung tây và trung đại ai trả lời cho 1 ảnh hoặc 2