Những câu hỏi liên quan
ngu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Huy
9 tháng 4 2022 lúc 21:45

Bạn tham khảo nhé!

1.PTBĐ:biểu cảm

2.Nội dung:nói lên mẹ rất quan trọng với chúng ta

3.Điệp ngữ:

  Bàn tay mẹ Bế chúng con Bàn tay mẹ Chăm chúng con Cơm con ăn Tay mẹ nấu Nước con uống Tay mẹ đun Gió từ tay mẹ Con ngủ ngon Trời giá rét Cũng từ tay mẹ Ủ ấm con Bàn tay mẹ Vì chúng con Từ tay mẹ Con lớn khôn

4.Từ Tay trong đoạn văn dược dùng theo nghĩ gốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hưng
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2022 lúc 19:35

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Giới thiệu về Bác (Tên, quê quán...)?

Khái quát về tiểu sử?

Nêu lên hành trình lúc sinh thời của Người? (Ra đi tìm đường cứu nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng...)

Cảm nghĩ của em về Bác?

Nêu lên những điều đáng học tập từ Người? (Đức tính giản dị, Lòng yêu nước...)

Còn những điều em cần làm để trở thành cháu ngoan Bác Hồ chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ hay và chân thật hơn em ạ!

Bình luận (0)
minh anh
Xem chi tiết
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
DinoNguyen
30 tháng 12 2021 lúc 14:57

THAM KHẢO!
 

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

 

Bình luận (2)
help me
30 tháng 12 2021 lúc 15:02

bác là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và bác còn có tấm long nhân hậu sẵn sàng hi sinh vì đất nước :))

Bình luận (0)
DinoNguyen
30 tháng 12 2021 lúc 15:36

THAM KHẢO :) (câu 2)
 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài năng bậc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. Giữa hằng hà sa số những bậc quân tử hảo hán băn khoăn, trăn trở về việc nước, thơ của bà mang một hồn thơ man mác buồn thương. "Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của nữ thi sĩ, viết về khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn khi một mình đơn độc giữa đất trời rộng lớn.

Lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thịnh hành thời bấy giờ cùng hệ thống niêm luật, gieo vần điệu quy củ, nghiêm tắc, bài thơ vừa nói lên tiếng lòng của người lữ khách khi bước tới vãn cảnh đèo Ngang. Bài thơ đã để lại tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan lên một tầm cao mới trong làng văn học đương thời

Mở đầu bài thơ, tác giả bao quát khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lựa chọn khung cảnh kì vĩ, lấy điểm nhìn từ trên cao, thời gian là khi "bóng xế tà", buổi chiều buồn thường gợi cho con người cảm giác cô độc, buồn thương. Một buổi chiều hoàng hôn hiu hắt, bước chân lữ khách "bước tới đèo Ngang", một sự tình cờ tự nhiên, hòa hợp giữa người và cảnh. Đứng giữa sự rộng lớn của đất trời, một mình đứng trên đèo cao nhìn xuống, xung quanh chỉ có cỏ cây. Động từ "chen" cùng nghệ thuật liệt kê "cỏ", "cây", "đá", "hoa" càng nhấn mạnh sự rậm rạp, hoang sơ của thiên nhiên. Người đọc hình dung ra bức tranh hoàng hôn bóng xế, một ngày sắp tàn lụi, trên đỉnh đèo thoai thoải, dưới chân là đá, là hoa, là cỏ cây, một bóng hình lẻ loi, đơn độc trầm ngâm suy tư, nghĩ ngợi. Cái nhỏ bé của con người khiến người ta cảm thấy rợn ngợp trước sự vĩ đại của thiên nhiên.

Nếu hai câu thơ đầu tác giả khắc họa khung cảnh sống động, hài hòa thì ở hai câu thơ sau, hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại mang nét thưa thớt, ít ỏi:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm cái hiu hắt, cô quạnh của khung cảnh. Biện pháp đảo ngữ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" kết hợp cùng các tính từ 'lom khom", "lác đác", so với sự hùng vị, choáng ngợp của đèo Ngang quả là sự đối lập rõ rệt. Cũng có bóng người đấy, nhưng chỉ là những hình bóng lưa thưa, heo hắt bên kia bờ sông. Sự u tịch của buổi chiều bao trùm lên vạn vật, không gian nhuốm màu buồn thương da diết đến lặng người.

Mượn cảnh tả tình, bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu của những loài chim để khéo léo lồng ghép nỗi u hoài, nhớ thương về giang sơn đất nước:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nghệ thuật chơi chữ, con chim cuốc được biến thể thành từ đồng âm "quốc quốc", chim đa đa trở thành "gia gia". Quốc là đất nước, gia là gia đình, đứng trước cảnh tượng tiêu điều trong chiều hoàng hôn đang dần phai, nữ thi sĩ lại canh cánh nỗi nhớ thương đau lòng với tổ quốc, với quê hương. Đứng trên chính mảnh đất quê cha đất tổ của mình nhưng lại một lòng hướng về đất nước, phải chăng, cái mà nhà thơ nhung nhớ là những tháng ngày trù phú, sầm uất, là khung cảnh người đi lại tấp nập, huyên náo. Nỗi buồn gieo cả vào lòng người, mà "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", nỗi buồn héo hon chứa đựng cả con người, cả cảnh vật nơi đây.

Trước không gian bao la, bát ngát của "đệ nhất hùng quan", lòng người thi sĩ dường như có sự vương vấn, lưu luyến không muốn rời:

Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bước chân lữ khách tìm đến đèo Ngang, cảnh đèo Ngang, sắc đèo Ngang khiến lòng người thi sĩ say đắm, chẳng muốn bước đi. Trời, non, nước, cảnh tượng thiên nhiên hài hòa, tráng lệ, để tơ lòng của tâm hồn nhạy cảm chỉ còn là "một mảnh tình riêng". Ba tiếng "ta với ta" vang lên đầy quạnh hiu, một nỗi cô đơn thầm kín, cô đơn giữa cảnh tượng quá đỗi ngút ngàn, cô đơn giữa chính quê hương, đất nước. Mảnh tình riêng đây chính là nỗi u sầu, hoài niệm, nỗi lòng yêu kính của một nhân tài, một người con hiến mình cho tổ quốc.

Viết bằng thể thơ Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, bài bản, nhưng "Qua đèo ngang" lại không gò bó, ép buộc. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sự công phu của tác giả khi lựa chọn những câu từ tả cảnh, tả tình đắt giá. Cảnh sắc tuyệt đẹp của đèo Ngang, nỗi buồn day dứt của một người có học thức và tấm chân tình, nghĩ tới nước nhà, giang sơn đã được bà Huyện Thanh Quan gói gọn trong vỏn vẹn tám câu thơ để đời.

 

Bình luận (0)
Trần Văn Thuận
Xem chi tiết
potato
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
11 tháng 5 2022 lúc 19:41

Đề lớp 1 mà khong ai bíc ạ

 

Bình luận (1)
nguyen thanh truc dao
11 tháng 5 2022 lúc 20:48

Cái đó lớp 4

Đề lớp 1 hay qué

Bình luận (2)
Nguyễn Trà My
12 tháng 5 2022 lúc 19:22

Tiếng Việt lớp 1 nhưng nó lạ lắm

Bình luận (0)
forland
Xem chi tiết
Huỳnh Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 14:01

3.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 13:57

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em. 

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

 

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. 

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 13:59

2. "Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho...". Hay: "Nếu có bán cho Ngàimành đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nóthành một nơi thiêngliêng cho ngaycả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ". Hay: "Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắn phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em".

Bình luận (0)