Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 10 2017 lúc 12:25

- Khái niệm:

    + Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

    + Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản và cho khả năng khai thác.

- Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận chính vì vậy, khi khai thác phải hợp lí, sử dụng phải tiết kiệm.

Bình luận (0)
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 2 2022 lúc 20:28

C

Bình luận (0)
Dark_Hole
15 tháng 2 2022 lúc 20:28

C nhé

Bình luận (0)
Milly BLINK ARMY 97
15 tháng 2 2022 lúc 20:28

C

Bình luận (0)
Trần Vân Mỹ
Xem chi tiết
Tran Le Khanh Linh
20 tháng 3 2020 lúc 21:27

Câu 1: 

Dung nham núi lửa sau khi phân huỷ tạo thành loại đất đỏ phì nhiêu, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. → dân cư thường tập trung đông.

Câu 2: 

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…

+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…

Nguồn: Google

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sumi
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
9 tháng 3 2022 lúc 7:41

Câu 17. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.

B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

C. Khai thác sử dụng còn lãng phí.

D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn.

Câu 18. Mỏ bôxít được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở

A. Cao Bằng.              B. Lạng Sơn.               C. Tây Nguyên.                     D. Lào Cai.

Câu 19. Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Các đồng bằng.                                 B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.                                            D. Thềm lục địa.

Câu 20. Khoáng sản là tài nguyên

A. vô tận.                                                       B có thể tái tạo được.

C. không thể phục hồi.                                  D. không cần sử dụng hợp lý.

Câu 21. Đáp án nào sau đây nêu nhận xét đầy đủ về tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản của nước ta hiện nay?

A.    Khai thác và sử dụng hợp lí.

B.    Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu; sử dụng còn lãng phí.

C.    Kĩ thuật khai thác thô sơ, sử dụng tiết kiệm.

D.    Nhà nước quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng.

Câu 22. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:

A. Đồi núi.

B. Đồng bằng.

C. Bán bình nguyên.

D. Đồi trung du.

Câu 23. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:

 A. 55%.               B. 65%.                C. 75%.                    D. 85%.

Câu 24. Dãy núi cao nhất nước ta là

A. Hoàng Liên Sơn.   B. Pu Đen Đinh.   C. Pu Sam Sao.   D. Trường Sơn Bắc.

Câu 25. Hướng nghiêng chủ yếu của địa hình Việt Nam là

A. Tây - Đông.    B. Bắc – Nam.   C. Tây Bắc - Đông Nam.    D. Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 26. Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực?

A. 2.           B. 4.                   C. 6.                     D. 8.

Câu 27. Các cao nguyên badan phân bố ở

A. Đông Bắc.            B. Tây Bắc.       C. Bắc Trung Bộ.         D. Tây Nguyên.

Câu 28. Địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi là:

A. Địa hình cacxtơ.                                          B. Địa hình đồng bằng.

C. Địa hình bán bình nguyên.                          D. Địa hình cao nguyên.

Câu 29. Tác động nào của con người tới địa hình không mang ý nghĩa tiêu cực?

A.    Khai thác khoáng sản.

B.    Chặt phá rừng bừa bãi.

C.    Làm ruộng bậc thang.

D.    Lấn biển.

Câu 30. Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho Đông Bắc là vùng lạnh giá nhất Việt Nam?

A.    Địa hình núi theo hướng cánh cung.

B.    Nơi đầu tiên đón gió mùa đông.

C.    Địa hình núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D.    Địa hình đồi núi thấp.

Bình luận (2)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:17

- Các loại khoáng sản:

    + Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt,...

    + Khoáng sản kim loại đen và màu: Kim loại đen gồm có sắt, mangan, titan, crom, ... và kim loại màu gồm có đồng, chì, kẽm,...

    + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi,...

- Công dụng: Dùng để làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất, luyện kim, sản xuất phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng,...

- Phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm: Vì các mỏ khoáng sản không phải là vô tận, nếu không khai thác hợp lí và tiết kiệm dẫn đến lãng phí trong việc khai thác; chưa tận dụng hết công dụng của khoáng sản; bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến môi trường, liên quan đến quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 14:00

Dù là mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm, nên rất quý. Vì vậy, chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm khoáng sản.

Đáp án: C

Bình luận (0)
Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
24 tháng 3 2016 lúc 21:06

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, cần thực hiện những hoạt động ưu tiên sau:

Về chính sách, pháp luật:

- Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật  nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả hơn Luật Khoáng sản.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương và các địa phương.

Về kinh tế

- Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ thì làm trước, mỏ khó thì bỏ lại, làm ảnh hưởng tới việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Hạn chế và sớm tiến tới nghiêm cấm tình trạng khai thác mỏ một cách tự phát, bừa bãi.

- Đối với tài nguyên khoáng sản ở dưới long sông, cần khoanh khu vực khai thác, tránh làm sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy.

- Tăng đầu tư cho khâu phục hồi tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác

Về kĩ thuật    

- Đổi mới công nghệ khai thác, sang tuyển và chế biến nhằm tận dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp nhằm triệt để sử dụng khoáng chất trong các mỏ, đồng thời giảm khối lượng đất đá thải, thu hẹp diện tích bãi thải.

- Thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng để làm sạch môi trường và tránh lãng phí tài nguyên.

Về nhận thức

- Nâng cao nhận thức cho công đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ mỏ khoáng sản, đặc biệt với các mỏ nhỏ, phân tán và các loại khoáng sản có độ nhạy cảm về kinh tế, dễ gây ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
Lê Xuân Mai
25 tháng 3 2016 lúc 10:06

cảm ơn Minh Hiền Trần rất nhiều nha ^^

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 8 2018 lúc 16:53

Nguyên nhân khiến chúng ta khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản là do khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được nhưng khi được khai thác và sử dụng quá lãng phí, khai thác không có kế hoạch, khai thác trộm,… dẫn đến một số tài nguyên khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt => Loại đáp án A, B, C

=> Tài nguyên khoáng sản nước ta giàu có, đa dạng về chủng loại do vậy nhận xét: do tài nguyên khoáng sản nước ta nghèo nàn nên phải khai thác sử dụng hợp lí là khống đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)