nêu hiểu biết của em về triều nguyễn
nêu một số hiểu biết của em về triều Nguyễn
tham khảo:
Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.Vị thế: Đế quốc nội địa chịu sự triều cống cho ...tham khảo:
Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.Vị thế: Đế quốc nội địa chịu sự triều cống cho ...
Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều đình nhà Nguyễn đã ký mấy bản hiệp ước ?Em hãy nêu tên và thời gian kí kết các bản hiệp ước đó ? Tại sao Pháp lại xâm lược nước ta ? Nêu nội dung ?
Trình bày hiểu biết của em về Hương Khê giúp tớ vs
triều đình nhà nguyễn đã kí tất cả 4 bản hiệp ước
1. hiệp ước Bắc Kinh ( 25-10-1860)
2. hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
3. hiệp ước Giap Tuất (15-3-1874)
4. hiệp ước Hác -Măng(25-8-1883)
Pháp xâm lược nước ta vì nước ta ko chấp nhận cho tôn giáo của nước Pháp phát triển ở nước ta
Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Huệ
refer
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn gọi là vua Quang Trung, là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai chính quyền phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
1. nêu hiểu biết của em về sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích dưới đây
2. Trình bày hiểu biết của em về triều đại nhà trần
nhà Trần duy trì qua 12 vị vua
nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội,giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.
Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.
1 .nói về thành Đại La ( Thăng Long thời Lý)
2nói về thời Trần (như bạn anh thư)
1. - Sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích dưới đây là việc Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đô cũ của Cao Vương.
- Hiểu biết của e về sự kiện này là: Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long đây là nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
2. Hiểu biết của e về triều đại nhà Trần là:
Cuối thế kỉ XII nhà Trần hình thành. Bộ máy nhà Trần cũng tương tự nhà Lý nhưng chặt chẽ hơn. Nhà Trần quan tâm nhất vào quân đội, họ còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu. Quân đội nhà Trần gồm cấm quân và quân ở các lộ.
Tick mk nhak bảo đảm 100% ko chép mạng, tự làm nhé!
Nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Sự hiểu biết của em về Lê Lợi, Lê Lai và Nguyễn Trãi là:
+ Lê Lợi: Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có, có hàng nghìn tôi tớ ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách hoặc trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần lên. 5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.
+ Lê Lai: Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ là Lê Lai. Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.
+ Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) là con của Nguyễn Phi Khanh , tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán. Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng''. Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau 5 người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ ông mất sớm, bố ông ở rể ở nhà ngoại, anh em Nguyễn Trãi ở nhà ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.
Lê Lai là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.
Lê Lợi ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428.
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
1. Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác giả Nguyễn Khuyến?
2. Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác phẩm Bạn đến chơi nhà ?
3. Em hãy nêu những cảm nhận của bản thân sau khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà
vẽ sơ đồ (Nêu hiểu biết của em về truyện Kiều - Nguyễn Du)
giúp mình với
nêu những hiểu biết cùa em về tình hình kinh tế , văn hóa của các triều đại phong kiến lý , trần , hồ