Những câu hỏi liên quan
Nhat Long Nguyen
Xem chi tiết
SURIN :)))
Xem chi tiết
Trần Nhật Huy
28 tháng 10 2021 lúc 11:53

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

Bình luận (2)
nthv_.
28 tháng 10 2021 lúc 11:53

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ

Bình luận (1)
SURIN :)))
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết
hahaha
29 tháng 12 2020 lúc 0:13

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

Bình luận (0)
tú phạm
Xem chi tiết
meme
3 tháng 9 2023 lúc 7:47

Tình đồng chí đồng đội là một tình cảm đặc biệt, được hình thành từ những cơ sở vững chắc. Hãy cùng nhau khám phá qua 7 câu thơ đầu bài "Đồng chí" của Chính Hữu:

Đồng chí là tình yêu thương chân thành, Trong cuộc sống, luôn đồng hành và chia sẻ. Bên nhau, không biết đến từ "cách biệt", Vì tình đồng chí đồng đội mãi mãi bền vững.

Tình đồng chí đồng đội là tình anh em, Cùng nhau vượt qua khó khăn và thử thách. Hỗ trợ, đồng lòng và đoàn kết vững chắc, Vì mục tiêu chung, xây dựng đất nước thịnh vượng.

Đồng chí là người bạn đáng tin cậy, Luôn lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ. Trong công việc, luôn hỗ trợ và đồng lòng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi khó khăn trở nên nhẹ nhàng.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Không phân biệt giàu nghèo, cao thấp hay trẻ già. Cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi người đều được hạnh phúc.

Đồng chí là tình yêu thương vô điều kiện, Không đòi hỏi, không đánh đổi, không phân biệt. Vì tình đồng chí đồng đội, ta luôn sẵn sàng, Để xây dựng một tương lai tươi sáng và phồn vinh.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Trong cuộc sống, luôn bên nhau và chung tay. Vì tình đồng chí đồng đội, ta không bao giờ sợ hãi, Vượt qua mọi khó khăn, thành công trên mọi lĩnh vực.

Đồng chí là tình yêu thương vĩnh cửu, Không phai nhạt, không mờ đi theo thời gian. Vì tình đồng chí đồng đội, ta mãi mãi gắn bó, Xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển.

Bình luận (0)
Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:28

Tham khảo nhé !

Cơ sở hình thành tình đồng chí đã được tác giả làm rõ trong bảy câu thơ đầu của bài. Tình đồng chí bắt nguồn trước hết là từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của anh và tôi. Dù quê anh hay quê tôi ,đó cũng là những mảnh đất cằn cỗi và chúng ta lớn lên trong gian khó như vậy. Vì điều đó nên họ có được sự thấu hiểu, thông cảm dành cho hoàn cảnh của nhau. Yếu tố xuất thân trở thành nền tảng gắn kết người xa lạ đến bên nhau và gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Vì họ cùng chung nhiệm vụ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" nên họ có được những điểm chung trong lí tưởng . TÌnh cảm ấy đã nảy nở và bền chặt ngay cả trong những gian lao, khó khăn. Người nông dân áo vải kết thành người đồng chí, đồng đội, tri kỉ trong năm tháng chiến tranh khắc nghiệt. Sau những cơ sở, những lí giải ,ta bắt gặp hai tiếng thơ thấm đẫm tình cảm: Đồng chí! Hai tiếng thơ kết tinh và ngưng tụ của tình cảm làm ta vô cùng thấm thía, vô cùng thấu hiểu. Nó cũng là bản lề khép lại, khẳng định vẻ đẹp và sự gắn bó của tình cảm. 

Bình luận (0)
hệ apple Người chơi
Xem chi tiết
aothatday
Xem chi tiết
Ngọc kem
Xem chi tiết
︵✰Ah
8 tháng 2 2021 lúc 20:25

 Mình nghĩ 12 câu không đủ để phân tích 7 câu thơ đầu đâu !!

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.

“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.

Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.

Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.

Bình luận (5)