Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Khổ thơ cuối trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm tháng chiến đấu chống Mĩ. Quả đúng vậy, trong 2 câu thơ đầu của bài thơ, tác giả (hay là người lính) đã liệt kê ra hết những sự thiếu thốn chồng chất thiếu thốn của những chiếc xe trước không kinh nay còn "không mui", "không đèn"  và "thùng xe có xước". Việc sử dụng điệp từ "không có" ở đây đã giúp nhấn mạnh thêm sự thiếu thốn đó và giúp người đọc thấy được sự tàn khốc của chiến tranh qua thời gian là lớn đến nhường nào. Nhưng phải cho đến hai câu thơ tiếp theo của khổ, ta mới thấy thật bất ngờ với thái độ của những người lính trước những khó khăn gian khổ ấy: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/Chỉ cần trong xe có một trái tim.". Mặc cho tất cả những cái "không" ấy đó lại là sự bướng bỉnh của chiếc xe cũng như là của người lính, mặc dầu đang bị chiến tranh làm hao mòn về thể xác nhưng họ vẫn kiên trì và tiến lên vì miền Nam phía trước. Và lý do cũng thật đơn giản: "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Sử dụng phép hoán dụ và cũng là ẩn dụ với cụm từ "một trái tim", tác giả đã thực sự khắc họa thành công được tinh thần của những người lính khi đối lập vói tất cả những cái "không có" đó lại là một cái "có" - có một trái tim. Một trái tim luôn yêu nước vầ yêu Tổ quốc, sẵn sàng dâng hiến hết mình vì Tổ Quốc, kháng chiến; một trái tim luôn hướng về miền Nam thân yêu với những hoài bão và ước mơ khát vọng cháy bỏng về một ngày thống nhất không xa vời của những người lính cũng như là của chiếc xe - đó mới chính là động lực cho những người lính và chiếc xe tiến vế phía trước, cũng như là của tác giả để viết nên bài thơ mang đầy tính nhân văn và sâu sắc này...

Thi tốt!

Câu trả lời:

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!