Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 1 2019 lúc 2:20

Đáp án C

Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 4 2019 lúc 10:21

Đáp án C

Bình luận (0)
HuyenHuyen
Xem chi tiết
Di Di
29 tháng 5 2022 lúc 16:39

\(Tham\) \(Khảo\)

Nghĩa quân Tây Sơn dựa theo kế của Ngô Thì Nhậm đã rút về Tam Điệp và sai quân về Huế báo tin. Nghe tin, Nguyễn Huệ đã vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung xuất quân từ 25 và đến 29 thì tới Nghệ An. Tại đây vua đã triêu mộ được một đội quân tinh nhuệ và chia thành 5 đạo quân. Vào đúng 30 Tết nghĩa quân hợp lại tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã động viên, khích lệ nghĩa quân.

Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung thì nghĩa quân nhanh chóng giành được thắng lợi. Đến mồng 5 Tết thì nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến vào Thăng Lòng và đại thắng. Tôn Sĩ Nghị mải đón tết mà không hề hay biết sự tấn công bất chợt của nghĩa quân. Chúng cuống cuồng tháo chạy còn vua tôi nhà Lê thì chạy trốn sang phương Bắc.

Bình luận (8)
Phạm Tuấn
Xem chi tiết
Lê Phương Thúy
15 tháng 4 2021 lúc 18:29

Bình luận (0)
Lê Phương Thúy
15 tháng 4 2021 lúc 18:41

Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892.

Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Trên quê hương của người anh hùng áo vải, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, năm 2004, Hưng Yên đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám. Nhà tưởng niệm nằm ngay cạnh tỉnh lộ 200 và ở trung tâm xã. Trông nom cho nhà tưởng niệm là thế hệ các cháu của cụ Hoàng Hoa Thám.

Những người thân của Hoàng Hoa Thám ở đây đều mang họ Đoàn và họ Trương để tránh bị thực dân Pháp truy sát. Dẫu vậy truyền thống yêu nước của cha ông mà điển hình là của Hoàng Hoa Thám vẫn được lớp lớp cháu con trong dòng họ gìn giữ và phát huy.

TICK CHO MIK NHÉ

Bình luận (0)
Puo.Mii (Pú)
15 tháng 4 2021 lúc 18:59

Tại sao nói Hoàng Hoa Thám là vị thủ lĩnh tối cao mưu trí,dũng cảm của phong trào nhân dân Yên Thế ?
→ Sự nghiệp và những cống hiến của ông góp phần to lớn trong công cuộc bảo vệ và giải phóng đắt nước.
→ Là một vị tướng tài năng, một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Yên Thế - cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt, lớn nhất, kéo dài nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
→ Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận và trực tiếp đương đầu với nhiều sĩ quan cấp cao của Pháp.
→ Là bậc thầy về chiến tranh du kích, có tài dung binh, thu phục được nhiều tướng giỏi mưu lược.

Bình luận (0)
Gwyneth
Xem chi tiết
Bùi Tiến Dũng
12 tháng 11 2021 lúc 19:13
..................................................................................
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thu Uyên
Xem chi tiết
Ngọc Vân
Xem chi tiết
SonGoku
28 tháng 3 2021 lúc 9:42

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (1)
HuynhNV
Xem chi tiết
Nguyễn Hùng Anh
5 tháng 5 2022 lúc 5:17

Điểm khác biệt:

+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.

+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.

Bình luận (1)
Trần Thuỳ Linh
Xem chi tiết
lạc lạc
24 tháng 12 2021 lúc 15:06

Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.

* Có lợi:

- Làm thực phẩm như:  tôm, cua, ...

 

- Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...

- Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...

- Nguyên liệu làm mắm như: tôm, tép, ....

- Xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, ...

* Có hại:

- Làm hại cây trồng như: nhện đỏ, ...

- Làm hại đồ gỗ trong nhà như: mối, ...

- Có hại cho giao thông đường thủy như: con sun, ...

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như: ruồi, muỗi, ...

Bình luận (0)