Nếu nhan đề có tên áo trắng thì vì sao nó lại có nhan đề như vậy ?
Giải thích nhan đề "Tức nước vỡ bờ"? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Tham khảo:
- Giải thích: Nghĩa đen tức là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
- Nhan đề như vậy đã thỏa đáng rồi vì đã nói được lên nội dung của tác phẩm.
Vì sao văn bản lại có nhan đề “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” như vậy?
Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
- Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian; với đặc điểm súc tích, giàu ý nghĩa của những cụm từ cấu trúc kiểu này, nhan đề “Tức nước vỡ bờ” vừa thống nhất, vừa bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.
- Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết, nêu lên một chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.
- Có thể nói hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tô và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh.
- Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
- Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang “Tắt đèn”.
Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.
- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.
Theo em, vì sao văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" lại được đặt tên như vậy? Hãy thử đặt nhan đề khác cho văn bản.
Đặt như vậy để thể hiện chủ ý của bài văn, bài văn nói về vấn đề muốn ngăn chặn và đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, kêu gọi mọi người đấu tranh vì sự sống của chính mình và vì một thế giới hòa bình
? Nhan đề của bài thơ có gì đặc biệt. Cách đặt nhan đề như vậy nó gợi ra điều gì?
Bài Nắng mới - Lưu Trọng Lư
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Nắng Mới, “Nắng mới” ở đây là một hình ảnh tượng trưng, “nắng mới” tuy vẫn là cái nắng trong một thời điểm cụ thể song nó lại được đặt trong mối tương quan với một khoảng thời gian dài, đối lập với những ngày tháng trước đó.
Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật kí đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:
1. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
2. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
3. Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
4. Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
chọn đọc một cuosn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc , suy nghĩ về những điều sau :
1. Nha đề : vì sao cuosn sách có nhan đề như vậy ?
2.Mở đầu : phần mở đầu cuốn sách có điều j đáng chú ý ? vì sao?
3.Thế giới từ trang sách : Em đã gặp gỡ những ai và dến nơi đâu qua trang sách đã đọc ?
4. Bài học từ trang sách : Ngững j còn đọng trong tâm trí emk ? vì sao em thích cuosn sách này ? KO CHÉP MẠNG NHA
chọn đọc một cuosn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc , suy nghĩ về những điều sau :
1. Nha đề : vì sao cuosn sách có nhan đề như vậy ?
2.Mở đầu : phần mở đầu cuốn sách có điều j đáng chú ý ? vì sao?
3.Thế giới từ trang sách : Em đã gặp gỡ những ai và dến nơi đâu qua trang sách đã đọc ?
4. Bài học từ trang sách : Ngững j còn đọng trong tâm trí emk ? vì sao em thích cuosn sách này ?