Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hạ Anh
Xem chi tiết
Vũ Hương Giang
28 tháng 5 2021 lúc 9:12

hàng râm bụt thắp lên lửa hồng 

Con bướm trắng lượn vòng 

chùm vải chín vàng ong sắc trời 

Bình luận (0)
Minh Ngọc
3 tháng 6 2021 lúc 16:09

Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...

Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.

Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.

Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?

Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...

Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.

Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.

Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.

Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.

Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.

Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.

Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.

Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.

Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.

Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.

 

Bình luận (0)
Trương Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
6 tháng 3 2023 lúc 21:03

câu hỏi này chắc ko ai trả lời đc

 

 

Bình luận (0)
nguyen thi ngoc hanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Triết
16 tháng 11 2018 lúc 20:18

Những hình ảnh đẹp trên đoạn thơ trên:

+ Làng sen, hàng râm bụt

+ Con bướm trắng, chùm ổi chín

Xử dụng từ thắp và vàng ong làm nổi bật thêm hiện tượng( Sự vật) ở trước nó

Bình luận (0)

=> Trả lời:

-Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ: hàng râm bụt thắp lửa hồng, con bướm trắng lượn vòng, chùm ổi chín vàng

-Hai từ “thắp”, “vàng ong” được sử dụng sáng tạo và hay

Kết ban và tích giùm nha!~

Bình luận (0)
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 10 2016 lúc 20:51

– Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.

– Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.

– Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

Bình luận (1)
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 21:38

 

"Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

    Có con bướm trắng lượn vòng

Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời."

    Trong đoạn thơ trên tác giả  sử dụng từ thắp và vàng ong  để nói lên vẻ đẹp sâu sắc của bài thơ. Xét về các ý trong đoạn thơ được nêu trên những hình ảnh đẹp được tác giả liên tưởng tới đó là " hàng râm bụt thắp lên ngọn lửa hồng ; con bướm trắng lượn vòng và chùm ổi chín vàng. Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Doraemon ( Team Gà Công...
6 tháng 5 2019 lúc 20:19

Nhà thơ đã đem đến những hình ảnh đẹp trong khu vườn nhà Bác thật là sinh động. Đó là “Hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”. Ở đây, tác giả muốn chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt nở rộ như được thắp lửa lên. Đó là “Con bướm thắm lượn vòng, chùm ổi chín vàng ong. Với cách dùng từ hay và sáng tạo, tác giả làm cho khu vườn của Bác thật là nên thơ, khiến cho người đọc thấy thú vị và muốn tận hưởng trước cảnh đẹp của khu vườn nhà Bác ở làng Sen

Bình luận (0)
~ Moon ~
6 tháng 5 2019 lúc 20:22

Em thấy bài thơ ns về ngôi nhà thân thư của Bác,bài thơ trong sáng,thiết tha,em có thể tưởng tượng rằng ngôi nhà của Bác rất đẹp

Bình luận (0)
Phạm Thị Thùy Giang
Xem chi tiết
Yuuki Akastuki
10 tháng 6 2018 lúc 21:44

– Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.

– Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.

– Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
11 tháng 6 2018 lúc 9:00

Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô ngàn cảnh đẹp, những khu di tích lịch sử trải dài theo chiều dọc đất nước khiến lòng người ngưỡng mộ mê say, bạn bè quốc tế không ngớt lời khen ngợi. Một trong những địa điểm du lịch bổ ích với phong cảnh miền quê đẹp đẽ không thể không nhắc đến đó là quê hương Hồ Chủ Tịch kính yêu. Quê hương Bác Hồ thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết. Về thăm nơi đây, khách du lịch được tham quan phong cảnh miền quê Trung bộ với vẻ đẹp dịu dàng, thân thương.

Về thăm quê Bác làng Sen

Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà

À ơi! Cánh võng ngày xa

Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời

Lớn lên trí dũng tuyệt vời

Tìm đường cứu nước cho đời tự do

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.

Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy.  Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.

Phong cảnh quê Bác

                                     Phong cảnh quê Bác

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này.

Một chuyến du lịch tới quê hương Bác Hồ đã cho ta thêm hiểu về một vùng đất nuôi dường con người kiệt xuất Hồ Chí Minh. Ở nơi đó có hững mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vẫn luôn ngát hương tươi đẹp vẻ đẹp làng quê Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Nhi
Xem chi tiết
Huyền
24 tháng 3 2018 lúc 22:14

Đoạn thơ trên cho em biết được về quê hương ,nơi ở của Bác Hồ .Bác sống ở một nơi bình dị mà thơ mộng ,nơi đó có các laoif hoa ,có ong bướm ,,,cuộc sống đầy vui tươi của Bác .Cụm tư "thắp lên lửa hông "có thể hiểu :những bông hoa dâm bụt đỏ khoe sắc giống như những đốm lửa đỏ rực thật đẹp trước nơi ở của Bác

Bình luận (1)
Wall HaiAnh
24 tháng 3 2018 lúc 22:12

Trả lời

  Có 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : 
"về thăm quê Bác , làng Sen 
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng " 
* Biên pháp tu từNhân hóa : là hình tượng "hàng râm bụt thắp...lửa hồng" 
* Biện pháp tu từ Ẩn dụ : Hình ảnh "lửa hồng" là cách nói ngầm so sánh hoa râm bụt nở đỏ hồng như lửa 
Tác dụng của 2 biện pháp tu từ này là làm tăng thêm tính tạo hình, sinh động và gợi cảm cho lời thơ
Bình luận (0)
MInh Đức
25 tháng 5 2020 lúc 19:42

Đoạn thơ trên cho em biết được.

Nơi ở của Bác rất bình dị, mà thơ mộng, nơi ấy có đủ thứ các loài hoa, có ong bướm,.. cuộc sống đầy vui tươi của Bác. Câu "có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng" chúng ta có thể hiểu rằng: những bông hoa râm bụt đang khoe sắc như những đốm lữa đỏ rực trước nhà Bác.

chúc bạn học tốt 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Minh hang
Xem chi tiết
Dương
22 tháng 2 2020 lúc 18:52

1.

-phải mất nhiều mồ hôi ,công sức ,anh mới có thể đạt được như vậy

-không gian tĩnh nặng bỗng có tiếng hát vọng trầm cất lên.

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anime Tổng Hợp
22 tháng 2 2020 lúc 18:55

Sai đề à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Minh hang
22 tháng 2 2020 lúc 19:00

ko sai nhé bạn !!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 8 2023 lúc 7:33

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 8 2023 lúc 7:40

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

Bình luận (0)