Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen the quang
Xem chi tiết
Họ Phạm
29 tháng 9 2016 lúc 14:38

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu ...Trong Sống chết mặc baytác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập ... Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng ... Bảnchất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ.

Tên Anh Tau
14 tháng 3 2017 lúc 20:50

Vì:

+Vào thời đó ko chỉ có 1 mak nhìu nơi có những vị quan "Phụ mẫu" như vậy. Tác giả dùng X để chỉ chung xã hội VN bấy giờ.

+ Nếu tác giả chỉ ra làng, phủ cụ thể thì sẽ làm"mất lòng" vị quan "Phụ mẫu" ở làng, xã đó.(nguy hiểm cho tác giả)

Ý 2 chỉ là ý kiến của mik thui. Có gì sai bạn cho ý kiến nha.

Nguyễn Thiên Trang
11 tháng 4 2018 lúc 21:32

Vì tác giả muốn bạn đọc hiểu được câu chuyện này ko chỉ xảy ra ở 1 nơi mà còn có thể là phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta ...

Sword Art Online
Xem chi tiết
MiMokid
11 tháng 2 2018 lúc 15:57

Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ bên ván cờ.

Nguyễn
16 tháng 4 2018 lúc 21:29

Mình có phần thầy mính hướng dẫn chi tiết lắm. Bạn cần nữa ko để mình chụp cho bạn nhưng mà bạn phải tự chọn ý ra rồi viết nhé!

Sincere
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn
7 tháng 5 2018 lúc 13:42

Bạn tham khảo nhé:

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay" 

Tuấn Nguyễn
7 tháng 5 2018 lúc 13:42

Sống chết mặc bay là nhan đề lấy trong câu tục ngữ:''Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi''. Nhan đề "Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.

Tuấn Nguyễn
7 tháng 5 2018 lúc 13:43

Nhan đề bắ nguồn từ một câu tục ngữ nỗi tiếng và rất quen thuộc của dân gjan ta "Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi".Câu tục ngữ như một lời phê phán,lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén,lo cho lợi rjêng mình trong khj đó lại thản nhjên,lãnh đạm,thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhjệm.Sự lựa chọn,cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác,nó tạo nên sự kỳ thú kích thích trí tò mò người đọc,người nghe.Từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm-tên quan phụ mẫu mà ko làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề.Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhjều hình thức ngôn ngữ như tả,kể và đặc biệt là đối thoại,tác giả đã đưa ta đến vs cuộc sống vjnh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhjệm hộ đê trong truyện.Một người quan uy nghj,chễm chệ ngồi.Tay trái dựa gối xếp,chân phải duỗi thẳng ra,để cho tên người nhà qùy ở dưới đất mà gãi.Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy...Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược vs cuộc sống lầm than,cơ cực của nhân dân.Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai."sống chết mặc bay"cần gì lo nghĩ,cần gì bận tâm cứ hưởng lạc được rồi.Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc họa chử đề và làm nổi bật tính cách nhân vật.Thông qua tên quan phủ,tác gjả đã lên án thái độ vô trách nhjệm,vô lương tâm bè lũ quam lạj cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ túng,đó cũng chính là gjá trị nhân đạo của tác phẩm.

Một mình vẫn ổn
Xem chi tiết
ღ子猫 Konღ
27 tháng 3 2018 lúc 8:37

Sống chết mặc bay" ở đây tác giả muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.

Hoàng Minh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn An Biên
21 tháng 4 2018 lúc 22:33

Ý 1 : C/M tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú , táng tận lương tâm

Y2 : ngày nay vẫn có không ít tấm lòng nhân ái

Nguyễn An Biên
21 tháng 4 2018 lúc 22:34

Xin lỗi tớ còn ít thời gian

Anh Minh
Xem chi tiết
phan thị bích
3 tháng 5 2022 lúc 14:55

Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam ở nông thôn cũng như bản chất xấu xa, đê tiện của bọn quan lại thời thực dân phong kiến… đã được phản ánh rõ nét và chân thật qua nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Trong các tác phẩm văn học đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc hay của Phạm Duy Tốn. Đó là một tên quan đi hộ đê nhưng vì mải mê cờ bạc, vô lương tâm, không có tinh thần trách nhiệm nên đã để xảy ra thảm cảnh – đê vỡ – một tai họa khủng khiếp cho dân lành.

( có thherr đúng 
Yummie Cute
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
17 tháng 5 2022 lúc 22:37

Tham khảo

 

Mở bài:

– Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.

– Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài:

– Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.

– Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài:

Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.

Jikyung Jung
17 tháng 5 2022 lúc 22:37

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.

– Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài:

– Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khổ sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.

– Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thể hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phè phỡn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nổi bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.

Võ Phạm Hồng Linh
17 tháng 5 2022 lúc 22:39

Phạm Duy Tốn đặt đề Sông chết mặc bay cho truyện ngắn của mình vì: muốn nói lên một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phè phởn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng.

minhphuong
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
31 tháng 3 2022 lúc 19:39

Thham khảo:

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kurosaki
31 tháng 3 2022 lúc 19:39

Vì những kẻ cầm quyền luôn ân chơi, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề "sống chết mặc bay" rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Minh khôi Bùi võ
31 tháng 3 2022 lúc 19:42

tham khảo:

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Gia như
Xem chi tiết
kodo sinichi
29 tháng 3 2022 lúc 18:19

tham khảo 

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.

 

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
29 tháng 3 2022 lúc 18:21

Tham khảo:

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.