Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
HOC24
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
20 tháng 5 2016 lúc 9:59

1. PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có (bẩm sinh), không cần phải học tập và rèn luyện. Vd: Khóc.

PXCĐK là phản xạ hình thành từ đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Vd: Bơi.

2. *Tuyến tụy có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin. Thứ hai là chức năng ngoại tiết của tuyến tụy – sản xuất ra các dịch tiêu hóa.

*Vai trò của đảo tụy: 

 Chức năng nội tiết: Do các tế bào đảo tuỵ thực hiện.

– Tế bào anpha tiết glucagôn.

– Tế bào bêta tiết insulin. 

=> Khi nồng độ đường tăng cao, tế bào bêta tiết insulin giúp chuyển hoá glucozơ thành glicôgen giúp làm giảm lượng đường trong máu.

=> Khi đường huyết giảm, tế bào anpha tiết insulin giúp chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ giúp tăng lượng đường trong máu.

3. *-Cấu tạo đại não: 
+Đại não ở người rất phát triển,che lấp cả não trung gian và não giữa. 
+Chất xám ngoài cùng tạo thành vỏ não.Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.vỏ não dày khoảng 2-3mm gồm 6 lớp. 
+Các rãnh chia mỗi nữa đại não thành các thuỳ.Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh. 
Rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán,thuỳ đỉnh với thuỳ thái dương.Trong các thuỳ,các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. 
+Dưới vỏ não là chất trắng trong đó có chứa các nhân nền. 
+Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của võ não và nối 2 nữa đại não với nhau. 
+Ngoài ra còn các đường dẫn truyền nối giữa võ não với các phần dưới của não với tuỷ sống. Hầu hết các đường này đều bát chéo hoặc ở hành tuỷ hoặc ở tuỷ sống. 
-Chức năng: 
Là trung khu của các phản xạ có điều kiện,trung khu của ý thức.

*Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
 

Bùi Trân Châu
20 tháng 5 2016 lúc 9:58

1/ Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

- Vd:

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe lại là phản xạ có điều kiện.

Trời rét môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện.

 Đi nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện.

Chạm tay phải vật nóng liền rụt tay vào là phản xạ có điều kiện.

2/ - Chức năng ngoại tiết:

Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non.

- Chức năng nội tiết: do đảo tụy đảm nhận, đảo tụy có 2 loại tế bào: Tế bào \(\alpha\) tiết glucagôn, tế bào \(\beta\) tiết Isulin.

+ Khi đường huyết tăng sẽ kích thích tế bào \(\beta\) tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen.

+ Khi đường huyêt giảm sẽ kích thích tế bào \(\alpha\) tiết glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ .

Bùi Trân Châu
20 tháng 5 2016 lúc 10:01

3/ a/ Cấu tạo và chức năng của đại não:

- Gồm nhiều khe, rảnh. Rảnh liên bán cầu chia đại não làm hia nửa. Rảnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy (thùy đỉnh, thùy trán, thùy chẩm và thùy thái dương)

- Chất xám làm thành vỏ não dày 2- 3 mm gồm 6 lớp. Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau.

- Chức năng: Là trung tâm của các PXCĐK, trí nhớ, trí khôn.

b/Tiến hóa của não người:

- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.

- Vỏ não có nhiều khe và rảnh làm tăng bề mặt chứa các nơ ron

- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú , còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói,viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)

Lý Nhã Hân
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Tân
13 tháng 11 2020 lúc 21:30

yuuyyhugyi97

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Văn Quân
Xem chi tiết
corona
8 tháng 5 2022 lúc 21:41

1.
-trụ não:vị trí ở liền với tuỷ sống ở phía dưới 
-não trung gian:nằm giữa trụ não và đại não
-tiểu não:nằm ở phía sau trụ não 
2:bề mặt được phủ bởi 1 lớp chất xám làm thành vỏ não là trung tâm của phản có điều kiện,chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
3:phản xạ có điều kiện là phản xạ phải học tập và thường xuyên củng cố mới có thể ghi nhớ còn phản xạ không điều kiện là phản bẩm sinh vừa sinh ra đã có không cần thường xuyên củng cố 
4:uống rượu bia gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh vì nó kích thích vào não bộ gây tê liệt hệ thần kinh kiến người uống chở nên đau đầu,chóng mặt ,đi loạng choạng hay cáu cắt gây ảnh hưởng đến người xung quanh và người thân 

an thanh
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Thai Meo
9 tháng 11 2016 lúc 19:38

1 .Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

2. phản xạ là những phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua hệ thần kinh .

1 cung phản xạ gồm nơron hướng tâm , nơron li tâm , nơron trung gian , cơ quan thụ cảm , cơ quan phản ứng .

VD : khi tay ta chạm vào vật nóng thì tay ta sẽ rụt lại .

Giống: Đều là những tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.

sự khác nhau :
- Cung phản xạ : Đơn giản hơn, hình thành do 3 loại nơ ron tham gia( hướng tâm, li tâm, trung gian ); xảy ra nhanh hơn và mang tính bản năng; không có luồng thông báo ngược.
- Vòng phản xạ : Mang tính phức tạp hơn; do sự kết hợp của nhiều loại nơ ron tham gia; xảy ra chậm hơn và mang tính cá thể; có luồng thông báo ngược, có sụ phối hợp và phản xạ chính xác hơn cung phản xạ.

Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 21:24

1. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

2.

Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ TK.

Cung phản xạ: là con đường mà luồng xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

+ Vòng phản xạ giúp cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường.

Cung phản xạ:

- Chi phối một phản ứng

- Mang nhiều tính năng

- Thời gian ngắn

Vòng phản xạ:

- Chi phối nhiều phản ứng

- Có thể có sự tham gia của ý thức

- Thời gian kéo dài

Một cung phản xạ có 5 thành phần:

- Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận thông tin, phát sinh luồng xung thần kinh

- Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương.

- Nơron trung gian (Nằm ở trung ương thần kinh): Liên hệ giữa nơron hướng tâm và nơron ly tâm.

- Nơron ly tâm: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan phản ứng.

- Cơ quan phản ứng: Trả lời các kích thích nhận được

Nguyễn Văn A
Xem chi tiết
_Lương Linh_
Xem chi tiết
Rem
14 tháng 3 2019 lúc 11:49

Câu 1 (3 điểm).
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Câu 2: (7 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. 
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3 (10 điểm).
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3 điểm)
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (7 điểm)
* Yêu cầu:
- Đoạ

Mai Xuân
Xem chi tiết
Mai Xuân
11 tháng 3 2022 lúc 21:11

Dạ mong đc giải nhanh

Vũ Quang Huy
11 tháng 3 2022 lúc 21:19

tham khảo

VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện)
Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.
Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.
Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

Phạm Minh Tú
Xem chi tiết
Bắc Xuân
20 tháng 4 2023 lúc 21:16

Một ví dụ về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân tôi đó là khi tôi thường ngậm kẹo cao su trong lúc học. Ban đầu, khi tôi mới bắt đầu học ngậm kẹo, tôi cảm thấy khó chịu và dễ bị x distractions. Nhưng sau một thời gian, tôi lại cảm thấy khó chịu khi không ngậm kẹo khiến cho tôi không thể tập trung được vào việc học.

Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện này diễn ra như sau:

Sự kích hoạt ban đầu: Tôi đã học ngậm kẹo cao su để giữ cho miệng luôn bận rộn trong lúc học.

Sự liên kết chặt chẽ giữa kẹo và hành động học tập: Khi tôi học tập cùng lúc ngậm kẹo cao su, hai hành động này đã liên kết chặt chẽ với nhau.

Hình thành phản xạ có điều kiện: Sau nhiều lần học kèm theo việc ngậm kẹo cao su, tôi đã hình thành một phản xạ có điều kiện, khiến tôi cảm thấy khó chịu khi không có kẹo trong miệng.

Để ức chế phản xạ có điều kiện này, tôi có thể áp dụng một số biện pháp như:

Thay đổi hành động: Tôi có thể chuyển sang sử dụng viên ngậm trà hoặc kẹo không có đường thay vì ngậm kẹo cao su.

Tránh liên kết giữa kẹo và việc học: Tôi có thể dùng kẹo chỉ khi tập trung vào các nhiệm vụ khác mà không phải là học.

Điều chỉnh thái độ: Tôi có thể cố gắng thay đổi cách suy nghĩ của mình và không coi kẹo là một yếu tố cần thiết cho việc học tập. thx for watching <3

 

Thanh Đình Lê
20 tháng 4 2023 lúc 21:19

Một ví dụ về sự hình thành phản xạ có điều kiện của bản thân tôi là khi tôi ngửi mùi bánh quy sô cô la và cảm thấy thèm ăn. Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện này bắt đầu khi tôi ăn bánh quy sô cô la lần đầu tiên và cảm thấy thích thú với hương vị và mùi thơm của nó. Khi tôi ăn bánh quy sô cô la lần thứ hai, não bộ của tôi đã kết nối mùi hương và vị ngon của bánh quy sô cô la với cảm giác thèm ăn.

Sau đó, khi tôi ngửi mùi bánh quy sô cô la lần tiếp theo, não bộ của tôi nhận ra mùi hương và kích hoạt phản xạ có điều kiện, gây ra cảm giác thèm ăn và muốn ăn bánh quy sô cô la. Quá trình này được gọi là phản xạ có điều kiện vì nó được hình thành thông qua việc kết nối một sự kiện (ngửi mùi bánh quy sô cô la) với một hành vi (cảm giác thèm ăn và muốn ăn bánh quy sô cô la).

Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện này cũng có thể bị ức chế. Ví dụ, nếu tôi đang ăn một loại thức ăn khác và cảm thấy no, não bộ của tôi có thể ức chế phản xạ có điều kiện của tôi với bánh quy sô cô la và làm giảm cảm giác thèm ăn của tôi. Quá trình ức chế này giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng và tránh ăn quá nhiều bánh quy sô cô la hoặc thức ăn không tốt cho sức khỏe.