Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 7 2019 lúc 7:00

- Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

 

Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
nthv_.
4 tháng 10 2021 lúc 13:41

tham khảo:

"Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn tượng nhất mà nhà thơ bắt gặp đó là hình ảnh hàng tre trong sương sớm. Cụm từ Đã Thấy cùng với cảm thán Ôi nói lên niềm tự hào và nhạc nhiên của nhà thơ đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam ngay chính trong lăng Người .Từ nói nhà thơ liên tưởng tới đất nước, con người Việt Nam qua hình ảnh ẩn dụ " hàng tre xanh xanh Việt Nam". Thành ngữ " Bão Táp Mưa Sa" chỉ những khó khăn trường kỳ dựng nước và giữ nước. Hình ảnh" đứng thẳng hàng" chỉ tinh thần đoàn kết từ đó chỉ tinh thần hiên ngang dũng cảm của con người Việt Nam. hai câu thơ cuối nhà thơ muốn ca ngợi sức sống bền bỉ bất khuất của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của bác Hồ kính yêu.

 

nguyễn duy hưng
Xem chi tiết
Phan Thu Hà
12 tháng 4 2018 lúc 21:18

tác giả muốn nói 

hình ảnh của Lượm vẫn mãi còn trong lòng của chúng ta mặc dù lượm đã hy sinh .

Nagisa Motomiya
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
2 tháng 5 2016 lúc 21:08

   Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

   Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muôn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên cùa mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt. hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngu, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

   Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình

tiểu thư họ nguyễn
2 tháng 5 2016 lúc 21:10

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trieu Nguyen
2 tháng 5 2016 lúc 21:12

1. Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-luom-cua-nha-tho-to-huu-c33a13309.html#ixzz47VXDoZ9Q

2. 

 Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muôn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên cùa mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt. hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngu, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

   Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-mot-em-be-dang-tuoi-tap-noi-tap-di-c117a16548.html#ixzz47VXb8G6M

Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Tung Duong
1 tháng 3 2019 lúc 20:34

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Ý nghĩa của nó là: Đây là một trong vô vàn những đêm Bác ko ngủ. Ca ngợi Bác suốt đời vì dân, vì nước

Bộ chị chưa học hả, em lật vở của chị Khánh Ly thấy nên chép vào.

Chúc chị học tốt

Bùi Khánh Linh
1 tháng 3 2019 lúc 20:38

Ý nghĩa: +Bác Hồ không ngủ vì Bác còn phải lo cho nước, cho dân tộc, ...

              +Đây chỉ là một đêm không ngủ trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác.

Minh An Trịnh
Xem chi tiết
anonymous
21 tháng 4 2021 lúc 10:56

- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn và hồn nhiên, vui tươi để trr lời cho câu hỏi"Lượm ơi, còn không"

-Tác giả khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

Phong Thần
21 tháng 4 2021 lúc 10:56

Nhằm khẳng định lượm ko thể chết trong lòng nhà thơ lượm còn sống mãi cùng non sông đất nước

Trần Thị Khánh Linh
21 tháng 4 2021 lúc 11:05

 Hai khổ thơ cuối nhằm khẳng định Lượm không chết mà vẫn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân Việt Nam.

Hồ Lê Thanh Zi
Xem chi tiết

- Bác là một người hết sức cao cả, vĩ đại nhưng vẫn luôn gần gũi, dành tình thương hết mực cho quần chúng nhân dân và bộ đội

2 khổ cuối trong bài thơ lượm của tác giả TH đã miêu tả hình ảnh chú bé lượm lặp lại nguyên vẹn 2 khổ thơ đầu . đây là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc , đó là biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc . tác giả lặp lại 2 đoạn thơ nhằm khẳng định vs đọc giả lượm vẫn còn sống mãi vs non sông , vs đất nước , vs con người VN . lượm mặc dù đã ngã xuống nhng lạ được tác giả nói là vẫn còn sống mãi . lượm đã hòa mk vào vs quên hương đất nước. lượm đã trở nên bất tử trong lòng ông và mọi người . 2 khổ thơ này như một điệp khúc khắc sâu hhinhfanhr của lượm trong lòng người đọc . luợm như một tấm gương sáng để ta noi theo ,học hỏi lòng yêu nước , lòng dũng cảm , sự kiên cờng . lượm thể hiện mk là một cậu bé ngây thơ ,hồn nhiên ,trong sáng ngay từ đầu đoạn thơ nay kê cả khi đã ngã xống thì hình ảnh của vẫn hiện lên mãi . khép lại 2 khổ thơ rùi mà hình ảnh lượm vẫn mãi in đậm trong tâm trí em . và đoạn thơ cũng đã cho em bt lượm ko chết mà còn sống mãi.

Vương Hải Nam
12 tháng 3 2019 lúc 19:59

Trong Vietjack nha bạn

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 1 2018 lúc 13:08

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2019 lúc 18:05

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.