Những câu hỏi liên quan
pham van phong
Xem chi tiết
phan đức duy
23 tháng 12 2018 lúc 10:05

ai cũng có một bản chất riêng của mình và không được đánh giá vẻ bên ngoài của chúng cho dù bên ngoài có xấu xí thì bên trong lại là một con vật biết bắt sâu giúp đỡ con người  

CHÚC EM HỌC GIỎI

Bình luận (0)
Cold girl love Bangtan S...
Xem chi tiết
tieuthu songngu
9 tháng 4 2019 lúc 19:54

Lời nói của bố chim sâu

Ta có thể không tốt ở mặt này nhưng lại tốt ở mặt khác, nên cần phải phát huy cái tốt tối đa 

Chú chim sâu phụng phịu đáng yêu quá !

Không chắc đâu < 3

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Đạt
9 tháng 4 2019 lúc 20:08

Điều thay đổi suy nghĩ chim sâu:Do một lần được chú bé cứu giúp và nhớ lại lời nói của bố.

Mỗi người trên đời có tài năng riêng,dừng ghen tị với người khác mà hãy phát huy điểm tốt của chính minh.

Chim sâu đang miệt mài bảo vệ cây cối trong khu vườn.

Bình luận (0)
Lê Minh Trang
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Đặng Viết Thái
16 tháng 4 2019 lúc 15:26

chúc bạn ngày mai thi tốt nha

Bình luận (0)
ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
16 tháng 4 2019 lúc 16:01

Bài này bạn làm hả .

Chúc bạn thi tốt nha .

Mà bạn đừng đăng linh tinh nữa , cẩn thận các bạn khác báo cáo đấy . ( Mình chỉ nhắc vậy thôi nha chứ không có ý gì hết ).

Bình luận (0)

Chúc người bạn cùng tuổi thi tốt, điểm tuyệt đối luôn nha !

Bình luận (0)
Trần Tuấn Khanh
Xem chi tiết
Đỗ Tiến Đại
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
30 tháng 9 2023 lúc 8:12

#Tham_khảo: hoatieu

Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.

Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.

Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.

Những chú chim như chúng tôi thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng ta đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.

Và con người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến họ không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp làm ai cũng phải ngắm nhìn khi ngang qua. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm cuộc sống thêm phần vui vẻ. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … 

Mùa xuân đến, đất trời như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng ai cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Những chú chim từ xa bay đến lại mang những sắc thái thanh bình của khung cảnh làng quê.

Bình luận (0)
Nguyễn Đào Khánh Phương
Xem chi tiết
Quỳnh Giang
Xem chi tiết
ATNL
20 tháng 4 2016 lúc 9:35

a.       Khu vườn được coi là một hệ sinh thái, gồm:

Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất, nước... giúp sinh vật phát triển tốt hơn.

Nhân tố hữu sinh:

-          Nhóm sinh vật sản xuất: cây thân gỗ, địa y.

-          Nhóm sinh vật tiêu thụ: sâu đục thân, bướm, ong, chim, sâu hại quả, chuột, chim sâu, chim săn mồi.

-          Nhóm sinh vật phân hủy: giun đất, vi sinh vật, nấm.

b.      *Chuỗi thức ăn:

Cây thân gỗ → Sâu đục thân Chim sâu Chim săn mồi

Cây thân gỗ  Sâu hại quả Chim sâu Chim săn mồi

Cây thân gỗ Bướm Chim sâu Chim săn mồi

Cây thân gỗ Ong Chim sâu Chim săn mồi

Cây thân gỗ Chuột Chim săn mồi

*Lưới thức ăn:

Hỏi đáp Sinh học

Thành phần lưới thức ăn:

Bậc dinh dưỡng cấp 1: Sinh vật sản xuất: cây thân gỗ

Bậc dinh dưỡng cấp 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1:  Sâu đục thân, sâu hại quả, ong, bướm, chuột

Bậc dinh dưỡng cấp 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Chim ăn sâu, Chim săn mồi.

Bậc dinh dưỡng cấp 4: Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Chim săn mồi

Sinh vật phân hủy: Giun đất, vi sinh vật, nấm

Bình luận (0)
Huy Trần Đức
Xem chi tiết

Bài làm

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời. "Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm! Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình. Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!". Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó! Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi. Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Lê Quang Tuấn Kiệt
9 tháng 1 2019 lúc 14:37

Tôi là một loài thực vật thân gỗ, tán lá rộng thường được trồng để lấy bóng mát, đặc biệt là thường được trồng trong các trường học, nên hình ảnh của chúng tôi vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người cũng như các bạn học sinh. Như vậy các bạn đã đoán ra tôi là loài cây nào chưa? Tôi là một cây bàng non, cũng như bao nhiêu anh em, họ hàng nhà tôi, tôi được mang về trồng để lấy bóng mát ở một ngôi trường cấp hai. Khi mới về tôi là một cây non yếu ớt, khi ấy chúng tôi đặc biệt được quan tâm bởi những người bảo vệ, các cô lao công. Khi đã bắt đầu cứng cáp hơn, cành lá cũng xanh mướt, phát triển dần thì tôi lại vô cùng buồn bã, đau đớn khi bị các bạn nhỏ vin cành, bẻ lá làm chúng tôi vô cùng xơ xác, đau đớn.

Trước khi được mang trồng ở trường học, tôi là một trong số rất nhiều những bạn bàng non được trồng làm giống trong một khu đất rộng, ở đây những người chủ của chúng tôi rất ân cần, quan tâm chăm sóc. Chúng tôi được bón phân, tưới nước hàng ngày nên chúng tôi đều phát triển rất nhanh, từ những cây bàng nhỏ, thấp chỉ bằng gang tay người lớn, chúng tôi đã nhanh chóng cao hơn một mét. Lúc này chúng tôi đã có thể mang đi bán, ngày ngày nhìn các bạn cùng vườn với mình được những người chủ mua và mang về trồng, tôi ngưỡng mộ nhiều lắm, cũng thầm mong ước một ngày nào đó cũng có người đến đón tôi đi, trồng tôi ở một nơi thoáng mát để tôi có thể phát triển xanh tốt, phủ rợp bóng râm, làm cho người chủ của mình hài lòng.

Và ngày ấy cũng tới, hôm ấy có một người đàn ông độ tuổi trung niên đến và mang tôi cùng với năm cây bàng khác nữa về trồng. Nhưng nơi chũng tôi được mang đến không phải khuôn viên của một ngôi nhà, cũng không phải trồng ở các công trình công cộng mà là một khuôn viên rộng và đẹp của một ngôi trường. Tôi cũng như các bạn của mình vui lắm, không chỉ vì chúng tôi chính thức được trồng cố định ở một nơi, ở đó thì chúng tôi có thể thỏa sức phát triển, vươn rộng cành xòe bung những tán lá đón ánh mặt trời, mang lại bóng râm và không gian nghỉ ngơi lí tưởng cho con người, mà còn vì nơi chúng tôi được mang đến, đó là một không gian tuyệt vời.

Ngày ngày chúng tôi có thể cùng các bạn học sinh vui đùa, chứng kiến không gian nghiêm túc mà cũng không kém phần vui vẻ của trường học. Hơn nữa, trong suy nghĩ của tôi thì khi được trồng ở trường học thì chúng tôi có điều kiện phát triển lâu dài hơn ở những nơi khác, chúng tôi không phải lo lắng rằng mình sẽ bị chặt bỏ hay bị thay thế bởi cây trồng nào khác nữa. Mặt khác, ở khuôn viên trường học các bạn học sinh rất dễ thương nên chúng tôi cũng sẽ không bị đối xử bất công. Quả nhiên như vậy, khi mới về trường, chúng tôi được ưu tiên trồng trong những bồn hoa lớn được xây dựng sẵn ở ngay giữa sân trường.

Vì còn non nên lúc ấy chúng tôi khá yếu ớt, nhưng người chủ mua chúng tôi về đặc biệt đối xử với chúng tôi rất tốt. Không chỉ trồng tôi ở một khu đất tơi xốp, màu mỡ, tưới nước bón phân đầy đủ, mà còn đặc biệt làm cho chúng tôi những chiếc nạng chống đỡ xung quanh thân cây. Nhờ có sự chống đỡ này mà dù có gió lớn, hay bão bùng thì cũng không thể làm chúng tôi ngã, đổ, chúng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm. Không những thế, hàng ngày chúng tôi còn được tưới nước đầy đủ, một ngày hai lần. Nhờ sự tận tình, chu đáo ấy mà chúng tôi phát triển rất nhanh, những chiếc lá xanh mọc ra xanh tốt.

Nhưng khi đã dần trở nên cứng cáp, những chiếc nạng, chiếc cọc chống đỡ xung quanh được tháo bỏ, chúng tôi có thể tự đứng vững, những tưởng chúng tôi sẽ mãi xanh tốt, phát triển đều đặn như thế. Nhưng không, một biến cố lớn đã đến với tôi, các bạn học sinh đã vô tư chơi đùa, nghịch ngợm đã bứt hết những chiếc lá trên thân cây của tôi, những chiếc lá mà tôi cố gắng lắm mới làm cho nó đâm chồi và phát triển xanh tốt như vậy. Hành động vô tư này của các bạn nhỏ làm cho tôi vô cùng đau đớn, tôi phải nói lời chia li cùng với những chiếc lá vừa mới mọc lên xanh tốt, chịu đựng những vết thương sâu khó lành, vì chúng tôi mới là những cây non, thân thể yếu ớt mà bị bứt lá, nhựa chảy ra đầm đìa trên cành cây.

Lúc bị bứt lá tôi đau đớn lắm, tôi rất muốn nói với các bạn học sinh đừng làm như vậy nhưng tôi không nói được, và các bạn học sinh cũng không thể hiểu được. Tôi buồn và đau đớn lắm, chỉ biết ngước mắt nhìn và chịu đựng những nỗi đau thấu xương ấy. Tôi không chỉ đau bởi nỗi đau thể xác, khi bị các bạn bứt lá mà nỗi đau tinh thần cũng làm tôi cảm thấy khắc khoải, khôn nguôi, bởi tôi luôn tin tưởng các bạn học sinh, tin tưởng rằng các bạn sẽ không làm gì gây hại cho chúng tôi, tin đây là môi trường tốt nhất chúng tôi có thể sinh trưởng mà không chịu bất kì sự đe dọa nào. Giờ đây tôi chỉ biết ôm lấy nỗi thất vọng cho riêng mình và khóc trong đau đớn, nhưng nỗi đau ấy các bạn đâu có biết được.

Chúng tôi ra sức quang hợp, phát triển chỉ mong có một ngày sẽ trưởng thành, rợp bóng mát cho các bạn học sinh có thể thỏa sức chơi đùa, có thể điểm tô cho ngôi trường, mang những niềm hi vọng lớn như vậy nên giờ đây khi mạng sống của chúng tôi bị đe dọa thì nỗi thất vọng càng lớn, tôi sợ mình sẽ không thể chống đỡ nổi nữa, thân thể của tôi ngày càng yếu ớt. Nếu các bạn học sinh không dừng lại hành động phá hoại này thì việc tàn úa và mất đi chỉ là chuyện một sớm, một chiều. Thật may mắn cho chúng tôi, vì các bác bảo vệ đã phát hiện kịp thời, các bạn học sinh không thể làm chúng tôi đau đớn được nữa. Các bạn nhỏ đã bị thầy giám thị phạt viết kiểm điểm, từ đó mà chúng tôi không bị đau đớn bởi những hành động tự nhiên, vô tư ấy nữa.

Tôi biết các bạn học sinh không hề có ý xấu, cũng không hề muốn làm hại chúng tôi mà chỉ do sự hiếu động của lứa tuổi nên mới có những hành động vô tư như thế. Tôi tin chắc rằng chỉ cần lớn hơn một chút, lắng nghe những lời dạy của thầy cô thì các bạn sẽ nhận thức được hành động của mình là chưa đúng. Tôi không còn giận và trách các bạn học sinh nữa, bởi chính sự vô tư, hồn nhiên của các bạn, tôi chỉ hi vọng các bạn có ý thức hơn trong việc bảo vệ chúng tôi, nhữ

Bình luận (0)
Lê Quang Tuấn Kiệt
9 tháng 1 2019 lúc 14:38

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán nhỏ che chở cho chúng nó. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã… đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị nó giằng, nó kéo, nó giật, nó đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.

Rồi ngón tay tôi, những chiệc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ chúng nó khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng nó lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng hao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò áo độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu không tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số em nông nổi đến mức chơi nghịch ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu hư kia nhé!

Bình luận (0)