Trong một khu vườn, cây thân gỗ làm thức ăn cho sâu đục, hoa của chúng cung cấp mập và phấn hoa cho bướm, ong. quả làm mồi cho chim ăn quả và sâu hại quả, rễ cây làm thức ăn là chuột. Sự hiện diện của chim sâu giúp tiêu diệt được sâu đục thân và bướm, nhưng chim sâu lại làm mồi cho chim săn mồi cỡ lớn. Ngoài ra, trong đất còn hiện diện rất nhiều sinh vật thuộc nhóm phân hủy xác như giun đất, vi sinh vật, nấm, địa y. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất, nước... giúp sinh vật phát triển tốt hơn.
a. Em hãy kể tên và xác định cụ thể thành phần nhân tố vô sinh và hữu sinh hiện diện trong khu vườn ?
b. Dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật hiện diện trong khu vườn em hãy thiết kế một chuỗi thức ăn hoàn chĩnh với các thành phần sinh vật thích hợp nhiều mắc xích nhất ?
Và làm thành 1 chuỗi thức ăn hoàn chĩnh ? kể tên và liệt kê các thành phần nhân tố có trong lưới thức ăn đó ?
a. Khu vườn được coi là một hệ sinh thái, gồm:
Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất, nước... giúp sinh vật phát triển tốt hơn.
Nhân tố hữu sinh:
- Nhóm sinh vật sản xuất: cây thân gỗ, địa y.
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: sâu đục thân, bướm, ong, chim, sâu hại quả, chuột, chim sâu, chim săn mồi.
- Nhóm sinh vật phân hủy: giun đất, vi sinh vật, nấm.
b. *Chuỗi thức ăn:
Cây thân gỗ → Sâu đục thân → Chim sâu →Chim săn mồi
Cây thân gỗ → Sâu hại quả → Chim sâu → Chim săn mồi
Cây thân gỗ → Bướm → Chim sâu→ Chim săn mồi
Cây thân gỗ → Ong → Chim sâu → Chim săn mồi
Cây thân gỗ → Chuột → Chim săn mồi
*Lưới thức ăn:
Thành phần lưới thức ăn:
Bậc dinh dưỡng cấp 1: Sinh vật sản xuất: cây thân gỗ
Bậc dinh dưỡng cấp 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Sâu đục thân, sâu hại quả, ong, bướm, chuột
Bậc dinh dưỡng cấp 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Chim ăn sâu, Chim săn mồi.
Bậc dinh dưỡng cấp 4: Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Chim săn mồi
Sinh vật phân hủy: Giun đất, vi sinh vật, nấm