Những câu hỏi liên quan
Hoang Nhat Huy
Xem chi tiết
Đinh Gia Thiên senpai
Xem chi tiết
Hquynh
5 tháng 5 2021 lúc 20:43

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

Vì mấy động vật này nhờ có lớp mỡ dày có thể chống lại cái lạnh 

Bình luận (0)
Tino Cô Đơn
5 tháng 5 2021 lúc 20:44

Đắc điểm khí hậu :

+khí hậu giá lạnh quanh năm, nhiệt độ dưới 0 độ c. nhiệt độ thấp nhất đo được là -94,5 độ C.

+vùng khí áp cao: gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vân tốc thường trên 60km/ giờ, là vùng có gió bão nhiều nhất trên thế giới. hầu như không có mưa, chủ yếu rơi xuống là dạng tuyết.

 -vì nằm gần vùng cực, về mùa đông đên địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh. lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể nênchâu Nam Cực có khí hậu như vậy.

Đặc điểm sinh vật :

- vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh. nên chuâ nam cực lạnh nhưng vẫn có 1 số động vật sống ở đó.

Đặc điểm địa hình :

-đặc điểm địa hình nổi bật của châu Nam Cực: nằm gần vòng cực nam đến cực nam. bao gồm phần lục đia nam cực và các đảo ven lục địa

Bình luận (0)
Bùi Thanh Sơn
5 tháng 5 2021 lúc 20:46

Châu Nam Cực (tiếng Anh: Antarctica) là lục địa nằm xa nhất về phía Nam của Trái Đất, nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng khắp mọi phía, xa nhất tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên toàn cầu.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 - 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Mặc dù có nhiều huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi 2 nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ XIX. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do 1 nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.

Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.

Mục lục1Lịch sử thám hiểm2Địa lý3Địa chất4Khí hậu5Dân số6Chủ quyền7Sinh quyển7.1Động vật7.2Sinh vật8Hiệu ứng nóng lên toàn cầu9Suy giảm tầng ôzôn10Xem thêm11Ghi chú12Liên kết ngoàiLịch sử thám hiểm[sửa | sửa mã nguồn] Tàu Fram của Amundsen trên biển Nam Tổ chức thám hiểm Nimrod Cực Nam (trái sang phải): Wild, Shackleton, Marshall, và Adams

Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ XIX. Tuy nhiên, niềm tin về 1Terra Australis - 1 lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ - đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ I), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của tất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thế kỷ XVII, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.

Các bản đồ của châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thiết này cho đến khi những con tàu của thuyền trưởng James Cook, HMS Resolution và Adventure băng qua vòng Nam Cực vào ngày 17/1/1773 và một lần nữa vào tháng 1/1774.[6] Cook đã đi khoảng 75 dặm (121 km) bờ biển Châu Nam Cực trước khi rút lui khi gặp khối băng vào tháng 1/1773.[7] Việc trông thấy Nam Cực được xác nhận đầu tiên có thể chỉ đối với thủy thủ đoàn chỉ có ba người. Theo nhiều tổ chức khác nhau (National Science Foundation,[8] NASA,[9] Đại học California tại San Diego,[10] và các nguồn khác),[11][12] các tàu được chỉ huy bởi 3 người đã nhìn thấy Nam Cực hay lớp băng của nó vào năm 1820 là: von Bellingshausen (thuyền trưởng Imperial Russian Navy), Edward Bransfield (thuyền trưởng Royal Navy), và Nathaniel Palmer (người săn hải cẩu của Stonington, Connecticut). Cuộc thám diễm do von Bellingshausen và Lazarev dẫn đầu trên các chiếc tàu Vostok và Mirny đã đến điểm 32 km (20 dặm) từ Queen Maud's Land và ghi nhận việc nhìn thấy lớp băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T[13] mà nay được gọi là thềm băng Fimbul. Việc nhìn thấy này 3 ngày trước khi Bransfield nhìn thấy đất liền, và 10 tháng trước khi Palmer nhìn thấy đất liền vào năm 1820. Những người được ghi nhận là đã đến Châu Nam Cực đầu tiên là những người săn hải cẩu Hoa Kỳ John Davis, tại vịnh Hughes, gần Cape Charles, ở Tây châu Nam Cực vào ngày 7/2/1821, mặc dù nhiều sử gia không đồng tình về tuyên bố này.[14][15] Ghi nhận người đầu tiên đến châu Nam Cực và được xác nhận là Cape Adair vào năm 1895.[16]

 Roald Amundsen và đoàn thám hiểm của ông đang nhìn vào quốc kỳ Na Uy trên Nam Cực, 1911 Trạm Dumont d'Urville, một ví dụ về trại hiện đại của con người trên Châu Nam Cực

Vào ngày 22/1/1840, 2 ngày sau khi phát hiện ra bờ biển phía tây của quần đảo Balleny, một vài thành viên trong đoàn thám hiểm năm 1837-1840 của Jules Dumont d'Urville đã đổ bộ vào hòn đảo cao nhất[17] thuộc một cụm các đảo đá cách mũi Géodésie trên đảo Adélie khoảng 4 km. Nơi đây, họ đã lấy vài mẫu khoáng vật, rong biển và động vật.[18]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn] Đỉnh Vinson, nhìn từ vệ tinh của NASA

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14.100.000 km2, đứng thứ 4 trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); không có dân số cố định, có độ cao trung bình lớn nhất và độ ẩm thấp nhất trong số các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth với độ cao đo được bằng GPS là 4892.17 m[19] nằm cách điểm cực nam 1200 km.

Về cơ bản, châu Nam Cực được chia làm 2 bởi dải núi chạy giữa biển Ross và biển Weddell, tạo thành miền Đông Nam Cực và Tây Nam Cực

Châu Nam Cực nằm chủ yếu trong vòng cực nam. Phần vươn lên phía bắc nhiều nhất là một số đảo và bán đảo Graham, tới vĩ tuyến 63° Nam. Trung tâm của lục địa, điểm cách xa bờ biển nhất-khoảng 1.700 km, nơi khó tới nhất là điểm bất khả tiếp cận có tọa độ 85°50′N 65°47′Đ.

Lớp băng phủ dày trung bình 1.720 m, có tổng thể tích khoảng 24 triệu km³, chiếm hơn 90% lượng băng trên mặt Trái Đất. Độ cao trung bình bề mặt lục địa trên 2.000 m, cao nhất trong các châu lục. Khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. Châu Nam Cực có khá nhiều ốc đảo, rộng từ vài km² tới vài trăm km² (ốc đảo Banghera rộng 952 km²).

 Nhiệt độ mùa đông và mùa hè Nam Cực

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là -94,5°C tại Vostok (trạm Phương Đông), trạm cao nhất có con người làm việc. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam cực khoảng -60 °C trong suốt nửa năm liền. Đó là mùa đông địa cực. Sau đó, chuyển sang mùa hè (khoảng giữa tháng 12 năm này - giữa tháng 1 năm sau) với nhiệt độ có thể lên tới -30°C. Lượng tuyết rơi hàng năm tại điểm Cực Nam chưa tới 2,5 cm (quy ra mực nước). Còn ở Bán đảo Nam cực, lượng này là 90 cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước, đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp, làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

1 đặc điểm khác thường ở khí quyển Nam cực là, ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng lên dần theo độ cao. Trong khi ở các vùng địa lý khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 °C trong vòng 100 m độ cao.

Núi Melbourne

 

Núi Berlin

 

Núi Hampton

 

Ghép từ ảnh chụp vệ tinh lục địa châu Nam Cực

Địa chất[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Danh sách núi lửa châu Nam Cực

Ngày 4/6/2006, các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng một hố lớn được tìm thấy dưới dải băng tại Wilkes Land có liên quan tới Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, 1 sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.

Mặc dù rất lạnh, châu Nam Cực cũng đã từng có núi lửa hoạt động. Hiện tại còn bốn miệng núi lửa lớn trong lục địa: núi Melbourne (núi lửa tầng cao 2,732 m, tại (74°21'N., 164°42'Đ.)), núi Berlin (núi lửa tầng cao 3,500 m, tại 76°03'N., 135°52'T.), núi Kauffman (núi lửa tầng cao 2,365 m, tại 75°37'N., 132°25'T.) và núi Hampton (núi lửa hõm chảo caldera cao 3,325 m, tại 76°29'N., 125°48'T.). Ngoài ra, còn một số núi lửa khác nằm ngoài khơi như núi lửa tầng Erebus cao 3,795 m.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Khí hậu Châu Nam Cực Băng xanh phủ trên Hồ Fryxell, thuộc dãy núi Transantarctic, hình thành từ nước băng tan của sông băng Canada và các sông băng nhỏ khác. Gần bờ biển, tháng 12 có nhiệt độ khá ôn hòa.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất ghi nhận được trên Trái Đất là −89,2 °C (−128,6 °F) tại trạm Vostokt của Liên Xô (nay là Nga) ở Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.[20] Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ của nước đá khô 11 °C (20 °F) ở 1 atm áp suất riêng phần, nhưng vì CO2 chỉ chiếm 0,039% trong không khí, nhiệt độ dưới -150 °C có thể cần đạt được để tạo ra tuyết đá khô ở Nam Cực. Nam Cực là hoang mạc lạnh với lượng giáng thủy rất thấp; tại điểm Cực Nam, lượng giáng thủy nhận được trung bình ít hơn 10 cm (4 in)/năm. Giá trị nhiệt độ thấp nhất nằm trong khoảng −80 °C (−112 °F) và −95 °C (−139 °F) trong nội địa vào mùa đông và lớn nhất khoảng 5 °C (41 °F) và 15 °C (59 °F) gần bờ biển vào mùa hè. Cháy nắng là một vấn đề về sức khỏe khi mà bề mặt băng tuyết phản xạ gần như toàn bộ tia tử ngoại chiếu lên nó. Theo vĩ độ, thời gian bóng tối kéo dài hoặc ánh sáng ngày liên tục tạo ra khí hậu rất khó chịu đối với con người ở hầu hết các nơi trên lục địa này.[21]

 Bề mặt băng tuyết ở trạm Dome C là dạng đặc trưng của bề mặt Nam Cực.

Phần phía Đông Châu Nam Cực lạnh hơn phần phía Tây do nó có độ cao lớn hơn. Front khí hậu hiếm khi lấn vào sâu trong nội lục, khiến cho phần trung tâm lạnh và khô. Mặc dù không có mưa và tuyết trên phần trung tâm của lục địa, băng ở đây duy trì trong thời gian dài. Tuyết rơi dày phổ biến ở phần ven biển của lục địa, có nơi lượng tuyết rơi lên đến 1,22 mét (48 in) trong 48 giờ.

Ở rìa lục địa, gió Katabatic mạnh thổi qua cao nguyên cực với vận tốc gió bão. Trong nội lục, gió có tốc độ trung bình. Vào những ngày trời trong vào mùa hè, lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Nam Cực nhiều hơn so với xích đạo do có 24 giờ nắng mỗi ngày ở Cực.[1]

Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực vì 3 lý do. Thứ nhất, hầu hết lục địa này cao hơn 3.000 m (9.800 ft) so với mực nước biển và nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu. Thứ hai, Bắc Băng Dương bao phủ vùng cực Bắc: độ ấm tương đối của biển được truyền qua lớp băng và ngăn nhiệt ở các vùng Bắc Cực đạt đến nhiệt độ cực cao như ở vùng bề mặt Nam Cực. Thứ ba, Trái Đất đạt đến điểm viễn nhật vào tháng 7 (Trái Đất nằm xa Mặt Trời nhất trong mùa đông Nam Cực), và Trái Đất đạt điểm cận nhật vào tháng 1 (lúc đó Trái Đất gần mặt trời nhất vào mùa hè Nam Cực). Khoảng cách quỹ đạo góp phần làm cho mùa đông Nam Cực lạnh hơn (và mùa hè Nam Cực ấm hơn) so với Bắc Cực, nhưng hai nguyên nhân đầu là có ảnh hưởng mạnh nhất.[22]

Nam Cực quang, thường được gọi là ánh sáng phương Nam, là 1 ánh sáng rực rõ quan sát được trên bầu trời đêm gần Nam Cực tạo ra bởi gió mặt trời với thành phần toàn plasma khi đi qua Trái Đất. 1 cảnh tượng đặc biệt khác là bụi kim cương, 1 đám mây tầng thấp bao gồm các tinh thể băng nhỏ. Nó thường hình thành trong điều kiện trời trong hoặc gần trong, vì vậy mọi người đôi khi cũng gọi nó là bầu trời mưa trong. Mặt trời giả là 1 hiện tượng quang học trong khí quyển thường gặp, là 1 điểm sáng bên cạnh mặt trời thật.[21]

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Dân cư tại Châu Nam Cực và Danh sách trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực Nhà thờ Trinity tại đảo Vua George, Nam Cực 2 nhà khoa học đang nghiên cứu về phiêu sinh vật tại Nam Cực Nghiên cứu thực địa Solveig Jacobsen đứng cạnh con chó của cô bé, năm 1916

Nhiều quốc gia đã gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người làm công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1.000 người vào mùa đông và 5.000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để sống qua mùa đông Nam Cực trong thời gian 1 năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), số dân trên toàn châu lục là khoảng 1.000 người (có những năm vượt 2.000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean Harbour và Godthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam Trái Đất này là 1 bé gái người Na Uy có tên Solveig Gunbjörg Jacobsen. Jacobsen sinh ngày 8/11/1913 và là con gái của Fridthjof Jacobsen, trợ lý của 1 trạm đánh bắt cá voi và vợ Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914-1921; 2 đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực [23].

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực [24].

Bình luận (0)
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Duong Nguyen
26 tháng 4 2022 lúc 22:17

- Vị trí địa lý : Bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa

- Địa hình : bề mặt quanh năm bị băng tuyết bao phủ tạo thành cao nguyên băng khổng lồ

- Khí hậu : Là nơi có khí hậu rất lạnh và vô cùng khắc nhiệt 

- Thực vật : Không thể tồn tại nỗi vì quá khắc nhiệt 

- Động vật : Chỉ có 1 số loài chỉu lạnh tốt : chim cánh cụt , hải cẩu , cá voi xanh , ...

- Khoáng sản : Là nơi tiềm năng lớn về dầu khí , than đá và sắt

  Chúc bn hk tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Bảo Trâm
Xem chi tiết
Gia Linh
20 tháng 4 2022 lúc 10:01

* khí hậu:

- Lạnh, khắc nhiệt 

- Nhiệt độ luôn dưới 0 độ C

-Gió nhiều nhất thế giới vs tốc độ gió trên 60km/h

*Sinh vật

- Thực vật gần như ko có

_ Động vật Khả năng chịu rét giỏi( chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh...)

Bình luận (0)
VICTORY_ Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
7 tháng 7 2016 lúc 18:56

 

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Nguyên nhân  Nó nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như nằm hoàn toàn trongvòng Nam Cực và được bao bọc xung quanh bởi Nam Băng Dương

Bình luận (0)
Trịnh Thị Như Quỳnh
7 tháng 7 2016 lúc 19:04

-Khí hậu:

+Lạnh khắc nghiệt nhiệt độ quanh năm luôn dưới \(0^oC\)

+Nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

+Nguyên nhân: do nằm ở vùng khí áp cao.

 -Địa hình:

+Là một cao nguyên băng khổng lồ cao trên 2000m.

+ Nguyên nhân: do khí haauj lạnh giá quanh năm.

-Sinh vật:

+Thực vật ko có.

+Nguyên nhân: do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

+Động vật: hải cẩu, chim cánh cụt,cá voi xanh có khả năng chịu rét giỏi.

+Nguyên nhân: do có khả năng chiuuj rét giỏi và nhờ vào nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

vui hihihi

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Linh Trang
15 tháng 7 2016 lúc 22:52
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2 .   - Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam  với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.-Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió  bão nhiều nhất thế giới.- Gần như toàn bộ lục địa Nam cực bị băng phủ quanh năm , tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.- Châu Nam cưc chỉ có các loài động vât sống dựa vào nguôn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…- Châu Nam cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .hiu 
Bình luận (0)
Niên
Xem chi tiết
Questions
Xem chi tiết
Kazuha Toyama
19 tháng 7 2021 lúc 19:53

Ấn Độ ở Châu Phi leuleu

Bình luận (1)
Violet
19 tháng 7 2021 lúc 19:56

ko bt

Bình luận (2)
Phạm Huy Toàn
9 tháng 10 2021 lúc 22:26

vì châu mĩ trải dài từ cực bắc đến cực nam nên mới có nhiều đới khí hậu

 

Bình luận (1)
Nu Mùa
Xem chi tiết
ngyen
8 tháng 5 2023 lúc 21:56

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

Bình luận (0)
ngyen
8 tháng 5 2023 lúc 22:25

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

Bình luận (0)