Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Châu Nam Cực (tiếng Anh: Antarctica) là lục địa nằm xa nhất về phía Nam của Trái Đất, nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng khắp mọi phía, xa nhất tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên toàn cầu.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 - 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Mặc dù có nhiều huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi 2 nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ XIX. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do 1 nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.

Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.

Mục lục1Lịch sử thám hiểm2Địa lý3Địa chất4Khí hậu5Dân số6Chủ quyền7Sinh quyển7.1Động vật7.2Sinh vật8Hiệu ứng nóng lên toàn cầu9Suy giảm tầng ôzôn10Xem thêm11Ghi chú12Liên kết ngoàiLịch sử thám hiểm[sửa | sửa mã nguồn] Tàu Fram của Amundsen trên biển Nam Tổ chức thám hiểm Nimrod Cực Nam (trái sang phải): Wild, Shackleton, Marshall, và Adams

Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ XIX. Tuy nhiên, niềm tin về 1Terra Australis - 1 lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ - đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ I), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của tất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thế kỷ XVII, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.

Các bản đồ của châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thiết này cho đến khi những con tàu của thuyền trưởng James Cook, HMS Resolution và Adventure băng qua vòng Nam Cực vào ngày 17/1/1773 và một lần nữa vào tháng 1/1774.[6] Cook đã đi khoảng 75 dặm (121 km) bờ biển Châu Nam Cực trước khi rút lui khi gặp khối băng vào tháng 1/1773.[7] Việc trông thấy Nam Cực được xác nhận đầu tiên có thể chỉ đối với thủy thủ đoàn chỉ có ba người. Theo nhiều tổ chức khác nhau (National Science Foundation,[8] NASA,[9] Đại học California tại San Diego,[10] và các nguồn khác),[11][12] các tàu được chỉ huy bởi 3 người đã nhìn thấy Nam Cực hay lớp băng của nó vào năm 1820 là: von Bellingshausen (thuyền trưởng Imperial Russian Navy), Edward Bransfield (thuyền trưởng Royal Navy), và Nathaniel Palmer (người săn hải cẩu của Stonington, Connecticut). Cuộc thám diễm do von Bellingshausen và Lazarev dẫn đầu trên các chiếc tàu Vostok và Mirny đã đến điểm 32 km (20 dặm) từ Queen Maud's Land và ghi nhận việc nhìn thấy lớp băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T[13] mà nay được gọi là thềm băng Fimbul. Việc nhìn thấy này 3 ngày trước khi Bransfield nhìn thấy đất liền, và 10 tháng trước khi Palmer nhìn thấy đất liền vào năm 1820. Những người được ghi nhận là đã đến Châu Nam Cực đầu tiên là những người săn hải cẩu Hoa Kỳ John Davis, tại vịnh Hughes, gần Cape Charles, ở Tây châu Nam Cực vào ngày 7/2/1821, mặc dù nhiều sử gia không đồng tình về tuyên bố này.[14][15] Ghi nhận người đầu tiên đến châu Nam Cực và được xác nhận là Cape Adair vào năm 1895.[16]

 Roald Amundsen và đoàn thám hiểm của ông đang nhìn vào quốc kỳ Na Uy trên Nam Cực, 1911 Trạm Dumont d'Urville, một ví dụ về trại hiện đại của con người trên Châu Nam Cực

Vào ngày 22/1/1840, 2 ngày sau khi phát hiện ra bờ biển phía tây của quần đảo Balleny, một vài thành viên trong đoàn thám hiểm năm 1837-1840 của Jules Dumont d'Urville đã đổ bộ vào hòn đảo cao nhất[17] thuộc một cụm các đảo đá cách mũi Géodésie trên đảo Adélie khoảng 4 km. Nơi đây, họ đã lấy vài mẫu khoáng vật, rong biển và động vật.[18]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn] Đỉnh Vinson, nhìn từ vệ tinh của NASA

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14.100.000 km2, đứng thứ 4 trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); không có dân số cố định, có độ cao trung bình lớn nhất và độ ẩm thấp nhất trong số các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth với độ cao đo được bằng GPS là 4892.17 m[19] nằm cách điểm cực nam 1200 km.

Về cơ bản, châu Nam Cực được chia làm 2 bởi dải núi chạy giữa biển Ross và biển Weddell, tạo thành miền Đông Nam Cực và Tây Nam Cực

Châu Nam Cực nằm chủ yếu trong vòng cực nam. Phần vươn lên phía bắc nhiều nhất là một số đảo và bán đảo Graham, tới vĩ tuyến 63° Nam. Trung tâm của lục địa, điểm cách xa bờ biển nhất-khoảng 1.700 km, nơi khó tới nhất là điểm bất khả tiếp cận có tọa độ 85°50′N 65°47′Đ.

Lớp băng phủ dày trung bình 1.720 m, có tổng thể tích khoảng 24 triệu km³, chiếm hơn 90% lượng băng trên mặt Trái Đất. Độ cao trung bình bề mặt lục địa trên 2.000 m, cao nhất trong các châu lục. Khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. Châu Nam Cực có khá nhiều ốc đảo, rộng từ vài km² tới vài trăm km² (ốc đảo Banghera rộng 952 km²).

 Nhiệt độ mùa đông và mùa hè Nam Cực

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là -94,5°C tại Vostok (trạm Phương Đông), trạm cao nhất có con người làm việc. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam cực khoảng -60 °C trong suốt nửa năm liền. Đó là mùa đông địa cực. Sau đó, chuyển sang mùa hè (khoảng giữa tháng 12 năm này - giữa tháng 1 năm sau) với nhiệt độ có thể lên tới -30°C. Lượng tuyết rơi hàng năm tại điểm Cực Nam chưa tới 2,5 cm (quy ra mực nước). Còn ở Bán đảo Nam cực, lượng này là 90 cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước, đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp, làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

1 đặc điểm khác thường ở khí quyển Nam cực là, ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng lên dần theo độ cao. Trong khi ở các vùng địa lý khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 °C trong vòng 100 m độ cao.

Núi Melbourne

 

Núi Berlin

 

Núi Hampton

 

Ghép từ ảnh chụp vệ tinh lục địa châu Nam Cực

Địa chất[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Danh sách núi lửa châu Nam Cực

Ngày 4/6/2006, các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng một hố lớn được tìm thấy dưới dải băng tại Wilkes Land có liên quan tới Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, 1 sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.

Mặc dù rất lạnh, châu Nam Cực cũng đã từng có núi lửa hoạt động. Hiện tại còn bốn miệng núi lửa lớn trong lục địa: núi Melbourne (núi lửa tầng cao 2,732 m, tại (74°21'N., 164°42'Đ.)), núi Berlin (núi lửa tầng cao 3,500 m, tại 76°03'N., 135°52'T.), núi Kauffman (núi lửa tầng cao 2,365 m, tại 75°37'N., 132°25'T.) và núi Hampton (núi lửa hõm chảo caldera cao 3,325 m, tại 76°29'N., 125°48'T.). Ngoài ra, còn một số núi lửa khác nằm ngoài khơi như núi lửa tầng Erebus cao 3,795 m.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Khí hậu Châu Nam Cực Băng xanh phủ trên Hồ Fryxell, thuộc dãy núi Transantarctic, hình thành từ nước băng tan của sông băng Canada và các sông băng nhỏ khác. Gần bờ biển, tháng 12 có nhiệt độ khá ôn hòa.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất ghi nhận được trên Trái Đất là −89,2 °C (−128,6 °F) tại trạm Vostokt của Liên Xô (nay là Nga) ở Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.[20] Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ của nước đá khô 11 °C (20 °F) ở 1 atm áp suất riêng phần, nhưng vì CO2 chỉ chiếm 0,039% trong không khí, nhiệt độ dưới -150 °C có thể cần đạt được để tạo ra tuyết đá khô ở Nam Cực. Nam Cực là hoang mạc lạnh với lượng giáng thủy rất thấp; tại điểm Cực Nam, lượng giáng thủy nhận được trung bình ít hơn 10 cm (4 in)/năm. Giá trị nhiệt độ thấp nhất nằm trong khoảng −80 °C (−112 °F) và −95 °C (−139 °F) trong nội địa vào mùa đông và lớn nhất khoảng 5 °C (41 °F) và 15 °C (59 °F) gần bờ biển vào mùa hè. Cháy nắng là một vấn đề về sức khỏe khi mà bề mặt băng tuyết phản xạ gần như toàn bộ tia tử ngoại chiếu lên nó. Theo vĩ độ, thời gian bóng tối kéo dài hoặc ánh sáng ngày liên tục tạo ra khí hậu rất khó chịu đối với con người ở hầu hết các nơi trên lục địa này.[21]

 Bề mặt băng tuyết ở trạm Dome C là dạng đặc trưng của bề mặt Nam Cực.

Phần phía Đông Châu Nam Cực lạnh hơn phần phía Tây do nó có độ cao lớn hơn. Front khí hậu hiếm khi lấn vào sâu trong nội lục, khiến cho phần trung tâm lạnh và khô. Mặc dù không có mưa và tuyết trên phần trung tâm của lục địa, băng ở đây duy trì trong thời gian dài. Tuyết rơi dày phổ biến ở phần ven biển của lục địa, có nơi lượng tuyết rơi lên đến 1,22 mét (48 in) trong 48 giờ.

Ở rìa lục địa, gió Katabatic mạnh thổi qua cao nguyên cực với vận tốc gió bão. Trong nội lục, gió có tốc độ trung bình. Vào những ngày trời trong vào mùa hè, lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Nam Cực nhiều hơn so với xích đạo do có 24 giờ nắng mỗi ngày ở Cực.[1]

Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực vì 3 lý do. Thứ nhất, hầu hết lục địa này cao hơn 3.000 m (9.800 ft) so với mực nước biển và nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu. Thứ hai, Bắc Băng Dương bao phủ vùng cực Bắc: độ ấm tương đối của biển được truyền qua lớp băng và ngăn nhiệt ở các vùng Bắc Cực đạt đến nhiệt độ cực cao như ở vùng bề mặt Nam Cực. Thứ ba, Trái Đất đạt đến điểm viễn nhật vào tháng 7 (Trái Đất nằm xa Mặt Trời nhất trong mùa đông Nam Cực), và Trái Đất đạt điểm cận nhật vào tháng 1 (lúc đó Trái Đất gần mặt trời nhất vào mùa hè Nam Cực). Khoảng cách quỹ đạo góp phần làm cho mùa đông Nam Cực lạnh hơn (và mùa hè Nam Cực ấm hơn) so với Bắc Cực, nhưng hai nguyên nhân đầu là có ảnh hưởng mạnh nhất.[22]

Nam Cực quang, thường được gọi là ánh sáng phương Nam, là 1 ánh sáng rực rõ quan sát được trên bầu trời đêm gần Nam Cực tạo ra bởi gió mặt trời với thành phần toàn plasma khi đi qua Trái Đất. 1 cảnh tượng đặc biệt khác là bụi kim cương, 1 đám mây tầng thấp bao gồm các tinh thể băng nhỏ. Nó thường hình thành trong điều kiện trời trong hoặc gần trong, vì vậy mọi người đôi khi cũng gọi nó là bầu trời mưa trong. Mặt trời giả là 1 hiện tượng quang học trong khí quyển thường gặp, là 1 điểm sáng bên cạnh mặt trời thật.[21]

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Dân cư tại Châu Nam Cực và Danh sách trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực Nhà thờ Trinity tại đảo Vua George, Nam Cực 2 nhà khoa học đang nghiên cứu về phiêu sinh vật tại Nam Cực Nghiên cứu thực địa Solveig Jacobsen đứng cạnh con chó của cô bé, năm 1916

Nhiều quốc gia đã gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người làm công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1.000 người vào mùa đông và 5.000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để sống qua mùa đông Nam Cực trong thời gian 1 năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), số dân trên toàn châu lục là khoảng 1.000 người (có những năm vượt 2.000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean Harbour và Godthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam Trái Đất này là 1 bé gái người Na Uy có tên Solveig Gunbjörg Jacobsen. Jacobsen sinh ngày 8/11/1913 và là con gái của Fridthjof Jacobsen, trợ lý của 1 trạm đánh bắt cá voi và vợ Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914-1921; 2 đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực [23].

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực [24].

Câu trả lời:

Lợi ích của lớp thú:

- Thú cung cấp thực phẩm, thịt, sữa,...

ví dụ: thịt heo, bò, dê , cừu...

- Cung cấp dược liệu,

ví dụ: mật gấu, nhung nai, xương hổ cốt, sừng tê giác ....

- Cung cấp nguyên liệu thủ công mĩ nghệ da

ví dụ: lông cừu, da hổ, sừng hươu,...

- Cung cấp sức kéo, phân bón, tiêu diệt gặm nhấm giúp ích cho nông nghiệp ví dụ :trâu ,bò, mèo rừng.

- Thú nuôi để nghiên cứu khoa học như Thỏ , chuột bạch , khỉ .

- Thú nuôi làm cảnh, khu du lịch,làm xiếc như chó,mèo ,khỉ voi .

“Con người là một loài động vật cấp cao”, tuy nhiên, điều gì đã khiến cho loài người khác biệt với những loài động vật nói chung và loài khỉ nói riêng? 12 học thuyết đã được đưa ra nhưng như vậy có vẻ vẫn không đúng và đủ. 8 phát kiến khoa học chứng minh thuyết tiến hóa là chuẩn xácQuá trình tiến hóa của loài người qua bộ phim hoạt hình vô cùng đáng yêuXe đạp đã "tiến hóa" như thế nào?   

Con người hiện đại khác với loài vật ở nhiều đặc điểm, chúng hình thành trong quá trình tiến hóa hàng triệu năm theo các học thuyết khác nhau. Tuy vậy, vẫn từng có những học thuyết, giả thuyết sai lầm và sau này đã bị loại bỏ.

1. Biết chế tạo công cụ

Nhà nhân chủng học Kenneth Oakley từng khẳng định trong một bài báo năm 1944 “ chính việc chế tạo công cụ giúp loài người tiến hoá”. Ông giải thích rằng, loài khỉ đã biết sử dụng những đồ vật sẵn có như gậy và đá để làm công cụ, đó được coi là hành động mang tính chất con người đầu tiên. Vào đầu thập niên 1960, Louis Leakey tìm thấy dấu vết của Homo habillis(người khéo léo) có niên đại 2,8 triệu năm tại Đông Phi. Tuy nhiên, Jane Goodall và một số nhà nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tinh tinh cũng biết sử dụng gậy vào một số mục đích như tước lá hoặc bắt cá.

 


Các nhà khảo cổ học đang thu thập những công cụ bằng đá được xem là của loài người cổ đại.

Các nhà khảo cổ học đang thu thập những công cụ bằng đá được xem là của loài người cổ đại.

 

2.Là “kẻ huỷ diệt”

Nhà nhân chủng học Raymond Dart cho hay, tổ tiên chúng ta thời bấy giờ được coi là “kẻ huỷ diệt” – một loài động vật ăn thịt sử dụng sức mạnh của mình để bắt các con khác, đánh chết rồi xé xác thành từng mảnh với vẻ mặt háu đói thoả mãn cơn khát máu tươi. Chi tiết này có lẽ chỉ xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết viễn tưởng, tuy nhiên sau thế chiến thứ 2 đầy thảm khốc, học thuyết của Dart về “kẻ huỷ diệt” đã được mọi người đồng tình.

 

 

 

3. Biết san sẻ thức ăn

Vào đầu thập niên 1960, loài khỉ “huỷ diệt” được thay thế bởi loài khỉ “thân thiện” (hippie ape). Nhà nhân chủng học Glynn Isaac đã khai quật được bằng chứng xác động vật được kéo đến một nơi để chia cho cả cộng đồng.  Ông cho rằng việc chia sẻ thức ăn dẫn đến nhu cầu truyền thông tin về địa điểm thức ăn có thể tìm hấy, và vì vậy, ngôn ngữ - một hành vi xã hội mang tính đặc trưng của con người ra đời.

4. Loài người có thể bơi “khoả thân”

Elaine Morgan, một nhà phóng sự tài liệu cho rằng loài người tiến hoá từ loài linh trưởng trong môi trường nước và môi trường gần nước. Rụng lông giúp bơi nhanh hơn cũng như đứng thẳng khi lội nước.  Giả thuyết về “thuỷ linh trưởng” từng bị cộng đồng khoa học bãi bỏ cho đến năm 2013, David Attenborough đã chứng minh được điều đó.

5. Biết ném đá để bắt con mồi

Tổ tiên chúng ta bắt đầu tiến hoá thành người khi khả năng ném đá với vận tốc cao, nhà khảo cổ học Reid Ferring đã khẳng định như vậy. Ông đã tìm ra chứng cứ tại  Georgia về Homo erectus (người đứng thẳng,chủng người cổ nhất có hình dáng cơ thể giống loài người hiện nay), xuất hiện cách đây 1,8 triệu năm biết sử dụng đá để bắt sống con mồi.

 


Trước khi biết cách làm ra vũ khí, ném đá là một trong những cách săn bắn mà người cổ sử dụng.

Trước khi biết cách làm ra vũ khí, ném đá là một trong những cách săn bắn mà người cổ sử dụng.

 

6.Săn bắt

Việc săn bắt tạo cơ hội cho việc hợp tác. Nhà nhân chủng học Sherwood Washburn và C. S. Lancaster khẳng định trong một bài báo xuất bản năm 1968 : về khía cạnh trí tuệ, sở thích, cảm xúc và đời sống xã hội đơn thuần – tất cả đều là sản phẩm tiến hoá từ quá trình thích ứng với việc săn bắt. Ví dụ như, bộ não phát triển hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ nhiều thông tin hơn, đồng thời dẫn đến sự phân chia lao động giữa các giới, đòi hỏi phụ nữ cũng phải đi tìm kiếm thức ăn. Điều này giúp trả lời cho câu hỏi : tại sao bộ não của phụ nữ có thể phát triển lớn như vậy?

7. Đổi thức ăn để quan hệ

Cụ thể hơn là quan hệ tình dục một vợ một chồng. Theo một học thuyết được C. Owen công bố vào năm 1981: Bước ngoặt quan trọng trong sự tiến hóa của con người là quan hệ một vợ một chồng từ sáu triệu năm trước. Trước đó, người đàn ông alpha (thủ lĩnh) đánh bại tất cả các đối thủ khác để được quan hệ tình dục. Người phụ nữ chỉ được quan hệ với 1 người đàn ông, tuy nhiên, họ ưa chuộng người đàn ông kiếm được nhiều thức ăn và bên cạnh cô ấy để nuôi dạy con cái.

 

8. Ăn thức ăn chín

Để nuôi chất xám, bộ não cần được cung cấp năng lượng gấp 20 lần so với nhu cầu năng lượng của cơ bắp. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng  loài người không thể tiến hoá nếu ăn chay, não của chúng ta bắt đầu phát triển kể từ khi bắt đầu ăn thịt khoảng 2-3 triệu năm trước, một nguồn thực phẩm giàu protein và chất béo. Và theo nhà nhân chủng học Richard Wrangham, để tiêu hoá thức ăn chín, họ phải sử dụng năng lượng để nhai, nghiền nát thịt, việc đó đã cung cấp năng lượng cho bộ não. Khi não bộ đã đủ phát triển, con người có thể đưa ra một quyết định có ý thức : ăn rau, củ, quả.

 


Thức ăn nấu chín giúp bộ não phát triển hơn.

Thức ăn nấu chín giúp bộ não phát triển hơn.

 

9.  Ăn tinh bột

Việc nạp tinh bột vào cơ thể giúp tăng kích thước bộ não bởi thức ăn được nấu chín cùng các loại rau củ và một số loại tinh bột khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho não,  lại sẵn có hơn so với thịt. Enzym trong nước bọt giúp chuyển hoá carbohydrates thành glucose bộ não cần. Mark G. Thomas, một nhà di truyền học tiến hoá cho hay : ADN của người chứa nhiều đoạn lặp amylase (chứa liên kết của tinh bột và glucose) khiến cho não bộ phát triển đột phá.

10. Đi bằng 2 chân

Liệu rằng việc di cư từ trên cây xuống mặt đất và di chuyển bằng 2 chân là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của loài người?

3 triệu năm trước đây ,Châu Phi trở nên nóng hơn, diện tích rừng giảm, thay vào đó là cảnh quan thảo nguyên. Để thích nghi, loài linh trưởng đã phải đứng bằng 2 chân, từ đó, có thể dễ dàng quan sát con mồi , đồng thời di chuyển nhanh hơn trong không gian nguồn nước và nguồn thức ăn cách xa nhau. Tuy nhiên, sự phát hiện ra bộ xương hoá thạch  Ardipithecus ramidus (gọi tắt là Ardi) có niên đại 4.4 triệu năm tại Ethiopia đã đặt ra một mâu thuẫn với giả thuyết trên : tại một vùng ẩm ướt và nhiều cây cối nhưng Ardi vẫn có thể đi bằng 2 chân.

 


Con người không phải loài duy nhất có thể đi bằng 2 chân trong họ linh trưởng.

Con người không phải loài duy nhất có thể đi bằng 2 chân trong họ linh trưởng.

 

11. Thích nghi với môi trường sống

Richard Potts, giám đốc Chương trình Nguồn gốc con người Smithsonian tuyên bố: sự tiến hóa của con người bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu phức tạp. Sự xuất hiện của các chủng Homo gần ba triệu năm trước đây trùng khớp với những biến động khắc nghiệt giữa khí hậu ẩm ướt và khô nóng. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, loài linh trưởng có thể đối phó với sự thay đổi khôn lường và ông cũng khẳng định rằng “khả năng thích nghi chính là đặc tính của con người”.

12. Đoàn kết và chinh phục

Nhà nhân chủng học Curtis Marean chỉ ra một tầm nhìn về nguồn gốc loài người : một kẻ xâm chiếm tối thượng. Sau hàng chục ngàn năm chỉ giới hạn ở một lục địa duy nhất, loài người đã có mặt trên toàn cầu. Tại sao họ có thể làm được điều đó? Đáp án ở đây là sự hợp tác được nảy sinh từ xung đột, chứ không phải do sự giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác của nhóm linh trưởng là một lợi thế cạnh tranh so với các nhóm đối thủ, và họ sống sót. Marean nói rằng sự kết hợp giữa khuynh hướng độc đáo này cùng khả năng nhận thức tiên tiến giúp chúng ta thích nghi với môi trường mới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển, tạo tiền đề cho công nghệ vũ khí tên lửa tiên tiến.

Vậy những học thuyết trên có gì sai?

Các học thuyết trên phần lớn nhận được sự đồng tình nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi: loài người có thể được xác định bởi một đặc điểm hoặc một nhóm đặc điểm, và mỗi một giai đoạn trong quá trình tiến hoá lại là một bước ngoặt quan trọng trên con đường trở thành Người thông minh (Homo Sapien).

Tuy nhiên loài người không tiến hoá theo một hướng nhất định mà chỉ là sống sót, thích nghi như Australopithecus hay Homo erectus.

Không có đặc điểm nào được cho là bước ngoặt vĩ đại bởi kết quả đều không được biết chắc chắn. Các bước ngoặt như sáng tạo dụng cụ lao động, săn bắt, ăn thịt, rau củ, hợp tác, thích nghi cũng như có bộ não lớn (là loài người bây giờ) không cho ta 1 kết luận chính xác bởi trên thực tế, cho tới tận bây giờ loài người vẫn tiếp tục tiến hoá không ngừng.