Những câu hỏi liên quan
nguyễn thái nguyên
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
10 tháng 4 2022 lúc 7:35

 tham khảo

 

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.

A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. A Phủ với những tính cách, phẩm chất vừa khiến người ta xót thương vừa khiến người ta ngưỡng mộ hơn.

Tô Hoài đã để cho A Phủ xuất hiện trong lần cọ xát, đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man. Tiếp theo đó tác giả ngược dòng kể về hoàn cảnh của A Phủ. A Phủ phải chịu đựng sự cơ cực, vất vả những năm tháng ấu thơ. Trận dịch đậu mùa khi A Phủ mười tuổi đã cướp đi gia đình, bố mẹ, anh chị em. Để lại một mình A Phủ bơ vơ, cù bất cù bơ. Tình cảnh ấy thật khiến người đọc xúc động. Đáng buồn hơn nữa có người đã đem A Phủ đi bán đổi lấy thóc. Nhưng tính cách gan góc, ngang bướng của A Phủ thì nó không thể trói buộc được anh. A Phủ đã trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn từ mùa này sang mùa khác. Sự cơ cực ấy đã được rèn luyện suốt bao nhiêu năm, A Phủ thành một chàng thanh niên gan dạ, dũng cảm đương đầu với số phận. Đây chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau của cuộc đời A Phủ.

Từ khi trưởng thành, A Phủ đã chứng tỏ mình là một người gan góc, liều lĩnh, không chịu khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Chính nghị lực và sức khỏe của A Phủ đã khiến cho nhiều người yêu mến anh. Dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước. Vào những ngày Tết, “ A phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”. Chính điều này đã tạo nên ấn tượng cho nhiều cô gái.

Nhưng A Phủ lại là người không cha không mẹ, không tiền không bạc, không ruộng nương thì lấy vợ là chuyện quá xa xôi. Một người đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn cô độc như thế.

Có lẽ hình ảnh A Phủ đánh A Sử khiến người đọc vừa dồn dập, vừa thương cảm cho con người này “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đầu xuống áo đánh tới tấp”. Hành động này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề sợ bọn địa chủ phong kiến tàn bạo. Nhưng đây cũng chính là nguyên cớ tạo nên mối thù sâu sắc giữa người nông dân nghèo và tầng lớp địa chủ, quý tộc. A Phủ đã bị thống lý Pá Tra đánh đập dã man, tàn bạo từ trưa đến đêm.Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hủ tục, sự phân biệt giai cấp nặng nề, coi thường những người nông dân thấp cổ bé họng. Chúng coi A Phủ như một con vật, không hơn không kém. Bộ dạng A Phủ lúc đó thật thảm hại và đáng thương “A Phủ chỉ im lặng như tượng phật”. Sự im lặng đó chính là sự căm phẫn, uất ức đến tột độ nhưng cũng không thể làm điều gì hết.

 

Chỉ vì hành động đó mà A Phủ đã phải làm nô lệ suốt đời cho nhà thống lý. Xã hội bây giờ dường như chỉ tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hội mới hả hê, mới yên long.

Đến đây chúng ta lại liên tưởng đến nhân vật Mị, có lẽ A Phủ cũng như Mị, sống lay lắt héo hon trong ngôi nhà đầy oán hận này.

Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mị, từ đây sống hay chết cũng đều phó mặc cho nhà thống lý. A Phủ không có quyền lựa chọn cho mình con đường đi, không được chọn hạnh phúc cho mình. Suốt một đời này phải làm trâu làm ngựa cho nhà thống lý. Một sự thật nghiệt ngã đến đau long. Tô Hoài đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Bằng ngôn ngữ đặc tả, tác giả đã tạo nên sự riêng biệt của A Phủ.

Bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà thống lý đã bắt trói A Phủ và đánh đập dã man. Sự đau khổ và tuyệt vọng in hằn trong đôi mắt ấy, đôi mắt ám ảnh người đọc đến tận tâm can. Cái chết hiển hiển trong tâm trí A Phủ và A Phủ ý thức rất rõ được điều này.

Có lẽ chính vì ý thức này đã làm nên sự vượt phá ở cuối tác phẩm khi Mị quyết định cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ. Có lẽ đây là đoạn văn khiến cho người đọc vừa hồi hộp, vừa xót xa vừa khâm phục.Con người ta khi bị bóc lột quá sức sẽ vùng lên đấu tranh để đi tìm con đường riêng. A Phủ thực sự đã làm được. Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ sẽ thành một người công dân có ích cho đất nước, đi theo tiếng gọi của cách mạng.

Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ, hình tượng điển hình của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt.

VuChiBachh
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
4 tháng 2 2022 lúc 10:26

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

Đào Duy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Xem chi tiết
Huyền Trang Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2021 lúc 20:51

Tham khảo:

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm đã dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.vì anh em như thế chân tay rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Phó từ: đã

Hoàng Anh Đức
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
27 tháng 2 2022 lúc 21:18

Tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

 

Phương Thảo
Xem chi tiết