Những câu hỏi liên quan
bích trâm
Xem chi tiết
13. Anh Chi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 4 2022 lúc 5:43

Có một số gợi ý ở phần nội dung nha:

- Trong bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta.
- Tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư.
- Đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót: "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Đưa ra những thuận lợi của Đại La: "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng; đất cao mà thoáng".
- Chỉ ra những lợi ích cho người dân: "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn.
=> Từ đó, nhà vua chứng minh việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

Bình luận (0)
lan anh
Xem chi tiết
Hoa 2706 Khuc
19 tháng 4 2022 lúc 20:26

tham khảo;

Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế mạnh bậc nhất của nó và cũng là vì lợi ích của muôn dân,tránh được cái nhìn thiển cận,ích kỉ của người xưa.

Bình luận (0)
ONLINE SWORD ART
19 tháng 4 2022 lúc 20:39

Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 6:19

THAM KHẢO
- Vua Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô, vì: Thành Đại La có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Cụ thể là:
+ Thành Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
+ Thành Đại La là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2017 lúc 9:26

Đáp án

Những lợi thế của thành Đại La là:

   - Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.

   - Về vị trí chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

Tóm lại: Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

Bình luận (0)
trang mai
Xem chi tiết
Kieu Diem
16 tháng 3 2021 lúc 21:15

Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô

Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.

Bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".

b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới

Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.Là kinh đô cũ của Cao Vương.Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư.Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển.Lời cảm tạ chân thành trời đất.

→ Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huy
Xem chi tiết
Gia Hưng
6 tháng 4 2022 lúc 21:52

sao đoạn văn lại có mở bài kết bài đc

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
6 tháng 4 2022 lúc 21:54

Tham khảo:

“Chiếu dời đô” cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn... Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.
Nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. ” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. có thể nói đây là một mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh.

Bình luận (0)
Gia Hưng
6 tháng 4 2022 lúc 21:54

tham khảo :

 Rời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như cựu đô Hoa Lư, nhưng vẫn rất lợi về đường giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ thù phương Bắc tấn công xâm lược bằng đường bộ ắt phải vượt qua nhiều sông, mỗi sông là một phòng tuyến chặn giặc, tấn công bằng thuỷ quân, giặc phải qua hàng trăm dặm đường sông, dân làng tả hữu dòng sông sẵn sàng đánh giặc cả khi vào lẫn khi ra.Đại La - Thăng Long nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây, như vậy là ngang tầm với đất Trung Nguyên của nước Trung Hoa láng giềng, rất xứng đáng là Kinh đô Đại Việt. Sau hơn 200 năm xây dựng và phát triển, kinh đô Thăng Long thời ấy đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia Đại Việt, một đô thị phồn vinh, đã bảo vệ vững chắc kinh đô, sơn hà xã tắc, đánh bại nhà Tống trên sông Như Nguyệt, chiến thằng Chiêm Thành.

Bình luận (0)
Trọng Dương
Xem chi tiết
Vũ Đình
Xem chi tiết