Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
vũ kim oanh
Xem chi tiết
Trần Bình Nghiêm
10 tháng 3 2016 lúc 11:04

* Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của điều kiện trong nước và những tác động từ bên ngoài:

- Điều kiện trong nước:

Sau khi cơ bản bình định được Việt nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta, làm cho cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam có sự thay đổi.

+ Kinh tế: Sự thâm nhập phương thức sản xuất kinh tế tư bản vào nước ta làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn.

+ Xã hội: làm cho các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dần hình thành… Các sĩ phu Nho học cũng có chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu, Trung Quốc…

Sự bế tắc của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi phong trào Cần vương thất bại đòi hỏi những người yêu nước Việt nam tìm con đường cứu nước mới.

- Điều kiện bên ngoài:

Ảnh hưởng của Trung Quốc:

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

Ảnh hưởng của Nhật Bản:

+ Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga Sa Hoàng năm 1905 có tiếng vang lớn trên thế giới. Các sĩ phu Việt nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật, dựa vào Nhật.

Ảnh hưởng từ cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ được dịch sang tiến Hàn du nhập vào nước ta.

Nhiều nước phương Đông khác như Ấn Độ, Indonesia, Philippin đã bùng nổ trào lưu cải cách Duy tân theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “châu Á thức tỉnh”.

Những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đầu thế kỉ XX đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào nước ta. Từ đó dẫn tới phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

* Tính cách mạng (điểm mới) của trào lưu cách mạng dân chủ tư sản đầu XX được thể hiện ở chỗ:

- Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa. Đây là lớp người mang tính quá độ từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản bởi họ là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài. Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm làm cho đất nước suy yếu rồi mất độc lập. Họ bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và “nước” gắn liều với nhau.

- Mục tiêu đấu tranh: không chỉ đánh Pháp giải phóng dân tộc mà phải gắn liền với Duy tân và thay đổi chế  độ xã hội.

- Lực lượng tham gia: không chỉ có nông dân mà có đông đảo các tầng lớp khác (công nhân, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông).

- Hình thức đấu tranh: không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, tiến hành phong trao cải cách sâu rộng, mà điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân ý thức được dân quyền của mình.

- Quy mô: Rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn phát triển ra các nước bên ngoài.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 1 2019 lúc 8:15

Đáp án C

So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất không đơn thuần là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn gắn liền với đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạng hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù.

=> Giải phóng dân tộc gắn với duy tân là nội dung thể hiện tính chất cách mạng, cũng là điểm mới tiến bộ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX so với giai đoạn trước.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 3 2018 lúc 17:14

Đáp án C

So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất không đơn thuần là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn gắn liền với đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạng hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù.

=> Giải phóng dân tộc gắn với duy tân là nội dung thể hiện tính chất cách mạng, cũng là điểm mới tiến bộ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX so với giai đoạn trước

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 3 2019 lúc 10:46

Nguyên nhân sâu sa dẫn đến đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không thể bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản là do Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, ngày càng lệ thuộc vào tư bản Pháp. Về xã hội giai cấp tư sản, tiểu tư sản chưa ra đời, các sĩ phu tiến bộ không thể vượt qua được những hạn chế của giai cấp và thời đại => chỉ tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự

Đáp án cần chọn là: B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 11 2018 lúc 13:14

Đáp án D

Do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã thất bại (sgk 11 trang 156) Những cố gắng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 12 2018 lúc 5:58

Đáp án D

Do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã thất bại (sgk 11 trang 156) Những cố gắng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 10 2018 lúc 12:58
 
  Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nhiệm vụ và mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển

Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế

=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo CM Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
Hình thức Nội chiến. cách mạng giải phóng dân tộc. Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
Kết quả Thiết lập nền Quân chủ lập hiến Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
Ý nghĩa Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh. Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 11 2017 lúc 6:03

Đáp án B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 11 2017 lúc 14:19

Đáp án B

Khuynh hướng vô sản đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc