Tìm ý của câu ca dao ,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7-8 câu)
em hãy nêu ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
HELPPPPPPP GẤP GẤP GẤP
Tham khảo
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế, sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
em hãy viết một bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao "ăn quả nhớ kẻ trồng"
ko mạng nha mm
refer
Lòng biết ơn chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.
Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.
Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.
Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.
Ông cha ta đã để lại rất nhiều “trái ngọt” cho con cháu. Tất cả đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hy sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.
Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.
Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.
viết văn nghị luận chứng minh về câu ca dao ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, chứng minh
Tham khảo
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trong kho tàng ca dao tục ngữ khổng lồ của dân tộc ta, em đặc biệt yêu thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu tục ngữ với nghĩa đen chỉ hành động nhớ ơn người trồng cây, chăm bón cho cây để có quả ngọt mà ta được ăn ngày hôm nay. Từ đó, mở rộng hơn đến nghĩa bóng, chỉ những hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng, luôn nhớ đến những người đã giúp đỡ, đã hi sinh, đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.
Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát huy suốt bao thế hệ. Điều đó thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng ngày. Từ ngày còn tấm bé, ta đã được ông bà, bố mẹ dạy rằng phải biết khoanh tay cảm ơn rồi nhận bằng hai tay khi được cho quà. Lớn hơn nữa, được dạy phải biết cảm ơn, kính trọng các cô, các bác đã làm ra hạt gạo, tấm áo, dọn dẹp vệ sinh trường học để mình được ấm no, sạch sẽ. Những bài học về lòng biết ơn được lồng ghép trong những bài học, những câu chuyện, khiến cho truyền thống nhớ ơn ấy cứ ngấm dần trong tiềm thức của mọi người. Điều đó minh chứng, qua những đài tưởng niệm, những ngày lễ tôn vinh những người có công cống hiến cho đất nước, xã hội. Và rõ nét nhất, chính là tập tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị cũng đã dần bị thay đổi. Nhưng nét truyền thống tốt đẹp “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ấy thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm khảm của những người dân Việt.
Uống nước nhớ nguồn
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này.
Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần - chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… - những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời.
Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.
ý nghĩa của câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
ý nghĩa hai câu ca dao này là chúng ta làm việc gì cũng phải nhở ơn và trẩ ơn những người đã giúp đỡ mình
Cho câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng kẻ trồng cây
a, Câu tục ngữ trên thuộc nhóm nào?
b,Giải thích nghĩa đen, bóng của câu tục ngữ trên
c, Có ý kiến cho rằng" Câu tục ngữ trên nêu lên một đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta từ trước đến nay".Hãy c/m ý kiến trên là đúng
d, Tìm 2 câu ca dao có ý nghĩa tương tự
a. Câu tục ngữ trên thuộc nhóm tục ngữ về xã hội.
b. Nghĩa đen: khi ăn quả chín phải biết nhớ ơn người trồng.
Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn với những người đã có công giúp đỡ, nuôi dạy mình.
c. Chứng minh câu tục ngữ chính là chứng minh lòng biết ơn là phẩm chất đạo lí truyền thống, tốt đẹp của dân tộc.
E hãy lập dàn ý của câu " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
E cần gấp ạ
Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ''
Tìm một câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ''
hộ mình với mình đang cần gấp
Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát
Lập dàn ý chứng minh câu"Có chí thì nên","Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Tham khảo:
Đề 1:
A. Mở bài
- Giới thiệu về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống
- Giới thiệu về câu tục ngữ " Có chí thì nên "
B. Thân bài
1. Giải thích
- " Chí " là hoài bão , là lí tưởng , là nghị lực và sự kiên trì của con người
- " nên " là đạt được ước nguyện , là thành công con người đạt được
- Nghĩa cả câu : Câu tục ngữ muốn khuyên con người có ý chí , nghị lực thì sẽ đạt được thành công.
2. Chứng minh
- Cuộc đời vốn không bằng phẳng , luôn tồn tại những khó khăn , trở ngại cản bước con người.
- Khi đối diện với khó khăn , nếu con người nhụt chí , nản lòng thì sẽ gục ngã trước hoàn cảnh và trở thành kẻ thất bại.
- Ngược lại, nếu con người kiên trì, nỗ lực hết mình thì sẽ vượt qua khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn
- Ý chí có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người :
+ Tạo động lực để con người vượt qua khó khăn
+ Thúc đẩy bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người
+ Ý chí cho con người sự mạnh mẽ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống
+ Ý chí vực dậy con người , giải thoát con người ra khỏi tuyệt vọng, buồn chán, quẩn quanh để tiếp tục đứng lên từ thất bại
+ Có ý chí và hành động cụ thể nhất định con người sẽ thành công
- Một vài tấm gương tiêu biểu đã thành công nhờ có ý chí , nghị lực phi thường như : thày giáo Nguyễn Ngọc Kí , hoa hậu H'Hen Niê, Hương Giang Idol
3.Phản đề :
- Phê phán những con người thiếu ý chí , nghị lực trong cuộc sống , dễ dàng buông xuôi và chấp nhận an phận , chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.
C. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Khuyên con người sống phải có ý chí , nghị lực
Đề 2:1. Mở Bài
· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
· Giải thích câu tục ngữ:
· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình
Để giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một bạn đã đưa ra các ý sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
Bố cục như vậy đã hợp lí chưa?
A. Hợp lí
B. Còn thiếu ý
C. Các ý lộn xộn