Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 5 2018 lúc 2:16

* Trình bày khái quát:

   - Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Hậu Lê

   - Thời Gia Long chia nươc thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực Doanh ( Trung Bộ ) do triều đình trực tiếp cai quản

   Năm 1831 - 1832: Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc triều phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình

   Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, thi cử

   Một bộ luật mới được ban hành – Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long, gồm 400 điều.

   Quân dội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ, song còn lạc hậu, thô sơ.

* Nhận xét:

   - Nhìn chung bộ máy Nhà nược thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít.

   - Song những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, Nhà nước thời Nguyễn là Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 2 2018 lúc 6:12

- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

- Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

- Nhận xét:

     + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

     + Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ

     + Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:43

Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn :
- Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng.
- Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã.
- Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Thị Thắm
1 tháng 5 2019 lúc 20:10

Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn :
- Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng.
- Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã.
- Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.haha

Bài 25 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hường
Xem chi tiết
nguyen thanh thao
17 tháng 4 2016 lúc 16:55

- Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.


 

Bình luận (0)
nguyễn minh lâm
Xem chi tiết
sadboz ok
18 tháng 12 2022 lúc 19:19

ok

Bình luận (1)
hoang phi hung
24 tháng 12 2022 lúc 9:15

có cái nịt, xuân này con ko veef

 

Bình luận (1)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Gà mê đam
23 tháng 2 2021 lúc 15:29

Câu 1: Phân tích so sánh bộ máy nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần

 Nhà nước thời TrầnNhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lạiChủ yếu là quý tộc, vương hầuCác nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Câu 2: Nhận xét về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

Chúc bạn học tốt vui

Bình luận (0)
phạm danh
28 tháng 2 2022 lúc 7:07

câu 1: Phân tích so sánh bộ máy nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần

 Nhà nước thời TrầnNhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lạiChủ yếu là quý tộc, vương hầuCác nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Câu 2: Nhận xét về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

Chúc bạn học tốt 

Bình luận (0)
Ely Christina
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
6 tháng 3 2022 lúc 15:57

Nhận xét:

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương.

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Bình luận (0)
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
6 tháng 3 2022 lúc 15:45

Tham khảo :

Nhận xét:

+ Bộ máy nhà nước từ vua Lê Thánh Tông trở về sau ⇒ tập trung quyền lực vào tay vua lớn hơn.

+ Phân chia rõ ràng, cụ thể.

+ Hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy củ hơn

Bình luận (0)
jung~징~
6 tháng 3 2022 lúc 15:46

tk

bộ máy nhà nc thời lê sơ

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.


 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 5 2018 lúc 14:21

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

Bình luận (0)
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Thành An
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

3,

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

4,

 Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là:

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ của bộ quốc triều hình luật (Hồng Đức) thời Lê Sơ : 

- Bộ luật Hồng Đức mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại

- Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức

+ Tính nhân đạo đối với người phạm tội

+ Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

+ Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

+ Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác



 

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

REFER

C3

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

*Nhận xét:

-Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

C4

* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :

- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ

- Khuyến khíc dân sản xuất

- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )

- Có tính chất nhân đạo

- Đề cao việc học và tuyển nhân tài

- Có những chính sách quan tâm tới dân

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

Bình luận (0)