Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Akira Nishihiko
Xem chi tiết
Băng Băng Phạm
25 tháng 3 2018 lúc 20:28

Một cái thì bảo giải thích một cái thì bảo chứng minh.Giải thích và chứng minh khác nhau

Phong hoa tuyết nguyệt
25 tháng 3 2018 lúc 20:26

sai thì thôi nhé!

kia là giải thích 

kia là chứng minh

giải thích cũng giống như nội dung của nó

chứng minh là chứng m ấy!c

Phong hoa tuyết nguyệt
25 tháng 3 2018 lúc 20:27

hi!Quên mất.mình mới học lớp 6

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2017 lúc 15:26

Chọn đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2018 lúc 4:09

- Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

- Khác nhau: về nhiệm vụ

    + (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?

    + (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.

- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:

    + Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

    + Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

truyen truyen
21 tháng 5 2021 lúc 15:38
Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:

 

Giải thích

Chứng minh

Giống

Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khác

Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa câu tục ngữ; bài học rút ra từ câu tục ngữ

 

Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ

 

Giải thích và Chứng minh có nhiệm vụ khác nhauGiải thích: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con ngườiChứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy
Phạm Minh
Xem chi tiết
Nga Nguyen
11 tháng 3 2022 lúc 14:59

ăn quả r nhớ đến những ng trồng cây

Minh Hồng
11 tháng 3 2022 lúc 14:59

Refer

 

Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên, xét về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hiểu đơn giản là mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối. Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Từ xa xưa cho đến ngày nay, lòng biết ơn vẫn luôn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy. Những việc làm như thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các bậc anh hùng. N hiều ngày lễ lớn nhằm tri ân một đối tượng cụ thể như mùng 8 tháng 3 - Quốc tế phụ nữ, 27 tháng 2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam, 27 tháng 7 - Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, ngày 20 tháng 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam... Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa… để tưởng nhớ các bậc anh hùng có công với đất nước. Tất cả những việc làm đó đều thể hiện được truyền thống biết ơn của dân tộc.

Hiện nay, một số người lại có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ chỉ biết chạy theo lối sống vật chất, mà bỏ qua những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nhiều người sống bất hiếu với ông bà, cha mẹ. Có người còn là ra những việc gây ảnh hưởng cho đất nước. Điều đó thật đáng lên án và tránh xa.

Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giúp mỗi người nhận ra được bài học quý giá. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống tử tế và tốt đẹp hơn.

Chuu
11 tháng 3 2022 lúc 14:59

Tham khảo:

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự nếp sống văn minh và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lý thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Còn rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn và phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Nhưng lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội. Từ đó con người phần thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng mình, phần không cảm thấy hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lý làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Den Den
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
13 tháng 1 2022 lúc 20:33

Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

phung tuan anh phung tua...
13 tháng 1 2022 lúc 20:35

1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng                                                                   2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 4:23

Đáp án

HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:

- Giải thích:

   + nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả.

   + Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác.

- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.

nguyen tran dao
Xem chi tiết


Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Khách vãng lai đã xóa
Pro_Dragon
17 tháng 1 2020 lúc 19:59

TL

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là dù đc người khác giúp đỡ mình thì mình luôn phải nên biết ơn họ , chớ quên ơn người đã giúp mình và cũng nên giúp lại họ

* Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa văn tắt hơn để bạn khác trả lời

- Excuse me , có thể k cho mình ko, nếu đc thì Thanks!!!! ^_^

Khách vãng lai đã xóa
Yêu nè
18 tháng 1 2020 lúc 16:51

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .

                  Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
NONAME
Xem chi tiết
Trần Mạnh
1 tháng 3 2021 lúc 19:47

TK:

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy. 

Minh Nhân
1 tháng 3 2021 lúc 19:48

Em tham khảo nhé !!

 

Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.

 
KO tên
1 tháng 3 2021 lúc 19:49

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

Lê Hà Vy
Xem chi tiết
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
29 tháng 2 2020 lúc 22:20


- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt . 
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .

hok tốt!!!!

Khách vãng lai đã xóa
Dương
29 tháng 2 2020 lúc 22:22

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

hok tốt

Khách vãng lai đã xóa

Đọc vào câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc hẳn ai cũng hiểu được ý nghĩa ban đầu của nó. “Quả” được xem là thứ quý giá và thơm ngon nhất của cây. Để có được nó, người nông dân, tức là “kẻ trồng cây” phải mất khá nhiều thời gian để tưới tiêu cũng như bỏ công ngày đêm chăm sóc cho cây. Chính vì thế, khi ăn một “quả” thơm ngon nào đó, bạn chớ vội quên công lao của “kẻ trồng cây” đã nhọc công chăm sóc. 

chung-minh-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-voh-1

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” không dừng lại ở nó. Nghĩa sâu xa hơn mà ông bà ta muốn gửi gắm đến con cháu sau này chính là lòng biết ơn. Tức là khi đang hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó, bởi thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Nó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ. Có bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao bạn có được cuộc sống và công việc ổn định như ngày hôm nay? Thực tế, đó không chỉ là công sức ngày đêm học tập, nghiên cứu của bạn mà nó là cả công lao nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo của bạn.

Áp dụng vào thực tế, có rất nhiều cách để bạn hiểu được ý nghĩa câu xa của câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó có thể là các trường hợp:

Ăn một bát cơm vừa trắng, vừa thơm lại vừa dẻo thì bạn nên biết ơn công lao của người nông dân đã ngày đêm “bán mặt cho đất – bán lưng cho trời” để có được bát cơm ấy. Biết được điều đó, bạn sẽ hiểu vì sao mọi người hay nhắc nhau rằng “ăn cơm mà bỏ thừa là tội đấy!”.Mỗi buổi sáng đi học hay đi làm, bạn chạy xe bon bon trên con đường sạch đẹp thì đừng quên công sức của những cô, chú vệ sinh đường phố đã thức đêm quét dọn đường trong lúc bạn còn đang say giấc. Hiểu được điều này, bạn sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ đường phố sạch đẹp để công việc của những nhân viên vệ sinh đường phố đỡ vất vả hơn phần nào.Hay thậm chí bạn thưởng thức một bản nhạc, một bộ phim thì cũng đừng quên công sức của người nhạc sĩ, ca sĩ hay cả một ekip đoàn phim đã vất vả tạo ra “đứa con tinh thần” ấy để bạn được thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

Nhìn chung, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên đầy ý nghĩa về lòng biết ơn mà ông bà đã truyền lại cho chúng ta. Đó là những nét đẹp văn hóa của dân tộc mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đều phải luôn ghi nhớ.

Ngày nay, để luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, nhà nước ta vẫn luôn tổ chức các ngày lễ, hội để nhớ đến công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước hay tổ chức viếng thăm bia, đài tưởng niệm của các chiến sĩ, bộ đội đã hy sinh bản thân mình để có được độc lập như ngày hôm nay. Để đáp lại công lao ấy, tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy luôn không ngừng học tập, lao động và sáng tạo để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh hơn, đặc biệt là xứng tầm với bạn bè các nước trên thế giới.

k cho mk nha

Khách vãng lai đã xóa