Những câu hỏi liên quan
nguyễn văn đức
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
meme
22 tháng 8 2023 lúc 20:09

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 8 2023 lúc 20:13

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác. 

Bình luận (0)
Phan Hân
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 8 2023 lúc 17:58

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 8 2023 lúc 18:44

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

Bình luận (0)
Duy Bao
Xem chi tiết
Duy Bao
11 tháng 4 2021 lúc 20:28

giúp mình với

 

 

Bình luận (0)
﹏❣꒒ꀤꈤꃅ☂☪ꀤ
11 tháng 4 2021 lúc 20:30

Hỏi chị google ikthanghoaheheha

Bình luận (0)
hương Phạm
Xem chi tiết
tamanh nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 10 2021 lúc 22:56

Em tham khảo:

Lão hạc là(trợ từ) người giàu lòng tự trọng. Chính thông qua cái chết của lão, ta nhìn nhận được tự trong trong người nông dân nghèo khổ. Vì lão đã có lỗi với cậu Vàng nên lão đã trừng phạt mình bằng bả chó. Đó quả là sự ân hận tột đỉnh và cho ta thấy được tấm lòng của một con người. NHưng lão chết đi còn vì thương con. Lão muốn là một người cha đúng với con, chết để không phạm vào tiền của con. Sự chu đáo của lão khi gửi ông giáo tiền ma chay vì không muốn phiền xóm làng giúp ta hiểu hơn về lòng tự trọng trong người nông dân. Người nông dân thà chết đi chứ không muốn là một người ích kỉ, xấu xa và bị tha hóa! 

Bình luận (1)
Young Selina
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 2 2021 lúc 20:56

Tham khảo:

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vậy học tập để làm gì? Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập.Ôi! Sẽ thế nào đây nếu tất cả mọi người ko có tri thức? Nếu như không học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải chú tâm vào học tập ngay!

Bình luận (1)
Lê Tuấn Anh
Xem chi tiết
Gojo Satoru
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 3 2021 lúc 21:43

Tham khảo nha em:

Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Màu săc cổ điển trong thơ Người được thể hiện qua nhiều phương diện. Trước hết đó là thể thơ cổ điển, nhất là thể thơ tứ tuyệt. Vọng nguyệt là 1 tác phẩm tiêu biểu của Bác và cũng được viết theo thể thơ này. Đề tài của thơ Bác cũng mang đậm tính cổ điển, chủ yếu là thiên nhiên, đặc biệt là trăng. Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng? "Nguyên tiêu", "Vọng nguyệt", "Cảnh khuya",.. là những bài thơ iêu biểu. Bút pháp miêu tả quan sát từ cao đến xa với cái nhìn bao quát, toàn cảnh hay bút pháp chấm phá. 'Đi đường" là tác phẩm được miêu tả quan sát trong cái nhìn từ cao đến xa. Cổ điển còn thể hiện qua hình ảnh của nhân vật trữ tình, luôn mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn thiên nhiên. Trong tâm hồn cổ điển ấy luôn chan chứa 1 tinh thần hiện đại. Nhân vật trữ tình luôn mang trong mình cốt cách của 1 chiến sĩ Cách mạng vĩ đại với thái độ ung dung, tự tại. Cảnh vật trong thơ Bác không tĩnh mà luôn vận động, một sự vận động khỏe khoắn hướng tới ánh sáng và tương lai. Bài thơ 'tức cảnh Pác Bó" đã làm nổi bật tư thế của 1 nhà Cách mạng với phong thái ung dung, tự tại, gắn bó với cuộc sống thiên nhiên. 

-câu nghi vấn: Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng?

Bình luận (0)