Kể (7-10 câu) Lại một kỉ niệm của em với người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình.
Viết bài văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình.
giúp mình với ạ
Em tham khảo ở đây:
Đoạn văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình - Kể về kỉ niệm với một người thân có sử dụng dấu ngoặc kép lớp 6 - VnDoc.com
Đề 1. Gia đình là chỗ dựa tinh thần của mỗi chúng ta: Viết bài văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình.
Đề 1. Gia đình là chỗ dựa tinh thần của mỗi chúng ta: Viết bài văn kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình.
Viết đoạn văn (150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Tham khảo :
Tôi mỗi ngày đến trường phải có mẹ đưa đón, nhưng hôm ấy bỗng dưng trời đổ mưa thật to kéo dài mấy giờ. Cái áo mưa chỉ đủ để che cho một người, mẹ dứt khoát để cho tôi che. Mẹ nói: “Mẹ dầm mưa quen rồi”; tôi ngây thơ che áo mưa mà không chút ngập ngừng. Về đến nhà, trời đã tối sầm thế mà cơn mưa chiều nay vẫn chưa tạnh.
Bữa cơm chiều hơi muộn của gia đình tôi được bắt đầu thật vắng vẻ chỉ có tôi và mẹ.Thấy mặt tôi buồn buồn, mẹ tôi bảo: “Con ăn cơm trước đi, mẹ cảm thấy hơi mệt, nghỉ ngơi một lúc là không sao”.
Và ngày hôm sau, mẹ không đến trường đón tôi như mọi khi. Tôi đi nhanh một mạch về nhà thì hay tin mẹ tôi bị cảm nặng phải nằm viện
Câu chuyện diễn ra chỉ có vậy, nhưng đối với tôi là cả một kỉ niệm về tình mẹ cao quý. Càng nghĩ lại, tôi lại càng cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.
tk
Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho mình, chính là bố của em. Bố của em là lính đảo, thường phải đi xa nhà. Việc cả năm chỉ được gặp mặt bố một lần chẳng có gì xa lạ cả. Vì vậy, nên những kỉ niệm cùng với bố thật trân quý biết bao. Nhớ nhất, vẫn là lần bố về nhà vào dịp Tết năm trước. Hôm ấy, đã là chiều 30 Tết, bố bỗng xuất hiện ở cổng một cách bất ngờ với túi đồ và cành đào trên tay. Lúc ấy em vui sướng lắm. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui đó cả. Em chỉ nhớ rằng, mình đã nhảy ào lên người bố. Vừa khóc vừa gọi: “Bố đã về! Bố đã về!”. Những ngày tết ấy, em chẳng thiết tha gì đi chơi, chỉ quấn bố suốt ngày. Được nghe bố kể chuyện ở đảo, được bố chỉ cho bài toán khó, được bố dặn dò những việc cần làm khi ở nhà thay cho bố. Chính nhờ những lời dạy ấy của bố, mà em đã có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Tham khảo nhé bạn!!
Nguồn: download.vn
Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút cây cối một cách nâng niu, cẩn thận. Như vậy, đến mùa, cây cối mới ra hoa kết trái, chúng tôi mới được hưởng hoa thơm quả ngọt. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Với tôi, ông nội là một người rất tuyệt vời.
Tham khảo:
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Đối với em, mẹ chính là điểm tựa tinh thần, là người quan trọng và thiêng liêng nhất với em, là động lực và che chở cho em trong suốt những năm tháng ấy. Một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất của em với mẹ đó là hôm mà em bị ốm, mẹ đã chăm sóc cho em vô cùng tận tình. Chiều hôm đó, em lỡ dính mưa và bị cảm lạnh. Đến đêm, em lăn đùng ra sốt cao và toàn thân nóng như cục than. Bố em lại đi công tác nên chỉ có em và mẹ ở nhà. Em vẫn còn nhớ gương mặt mẹ lo lắng cho em đến mức độ nào. Mẹ cho em nằm ngay ngắn trên giường, mẹ đắp chăn và chườm khăn cho em. Rồi mẹ chạy đi mua thuốc, nấu cháo, chạy ngược chạy xuôi để chăm sóc cho em suốt cả một đêm. Trong cơn sốt mê man, em vẫn còn cảm nhận được hơi ấm từ lòng bàn tay mẹ truyền đến mặt và tay em. Đó chính là tất cả tình yêu thương mà em cảm nhận được của mẹ. Em cũng nghe thấy tiếng nói ấm áp của mẹ "Ôi con tôi,...". Sáng hôm sau, khi em vừa mở mắt dậy thì mẹ cũng dậy theo. Cả đêm, mẹ chỉ chợp mắt được một tí. Thấy em đỡ sốt, mẹ mừng lắm, mẹ ôm lấy em, nước mắt mẹ và em cứ thế mà trào ra. Đó sẽ mãi mãi là kỷ niệm với mẹ mà em không bao giờ quên được.
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu thời gian, lý do dẫn đến kỉ niệm đó. (VD như lần mình cùng cha mẹ dọn nhà)
Thân bài:
- Những hoạt động của cha mẹ, bản thân mình:
+ Mình quét dọn nhà cửa, hỏi mẹ đồ đạc ở đâu đó.
+ Đối thoại: em nói chuyện với cha mẹ (dấu ngoặc kép bạn dùng ở chỗ này nhé).
-> lời ba mẹ chỉ dẫn mình làm ntn.
-> lời mình hỏi cha mẹ.
+ Cha mẹ làm những công việc nặng hơn như:
-> Giặt đồ, sắp xếp bàn ghế,...
- Kết thúc công việc:
+ Em pha nước cho cha mẹ uống.
+ Mọi người nghỉ ngơi.
+ ..
- Cảm xúc của em sau khi làm xong việc:
+ Mệt mỏi nhưng vô cùng vui vẻ
+ Tình cảm em dành cho cha mẹ: cảm thấy mình cần làm việc nhà giúp cha mẹ nhiều hơn bởi cha mẹ đã già rồi,..
Kết bài:
- Tổng kết lại.
Mẫu: Đó là kỉ niệm đáng nhớ của em với cha mẹ, ý nghĩa hơn là làm cho biết được mình cần phải làm nhiều việc hơn để giúp đỡ những cái mệt của họ.
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Mở bài:
- Giới thiệu thời gian, lý do dẫn đến kỉ niệm đó. (VD như lần mình cùng cha mẹ dọn nhà)
Thân bài:
- Những hoạt động của cha mẹ, bản thân mình:
+ Mình quét dọn nhà cửa, hỏi mẹ đồ đạc ở đâu đó.
+ Đối thoại: em nói chuyện với cha mẹ (dấu ngoặc kép bạn dùng ở chỗ này nhé).
-> lời ba mẹ chỉ dẫn mình làm ntn.
-> lời mình hỏi cha mẹ.
+ Cha mẹ làm những công việc nặng hơn như:
-> Giặt đồ, sắp xếp bàn ghế,...
- Kết thúc công việc:
+ Em pha nước cho cha mẹ uống.
+ Mọi người nghỉ ngơi.
+ ..
- Cảm xúc của em sau khi làm xong việc:
+ Mệt mỏi nhưng vô cùng vui vẻ
+ Tình cảm em dành cho cha mẹ: cảm thấy mình cần làm việc nhà giúp cha mẹ nhiều hơn bởi cha mẹ đã già rồi,..
Kết bài:
- Tổng kết lại.
Mẫu: Đó là kỉ niệm đáng nhớ của em với cha mẹ, ý nghĩa hơn là làm cho biết được mình cần phải làm nhiều việc hơn để giúp đỡ những cái mệt của họ.
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Ông nội của em là một thầy giáo đã về hưu. Ông là cả một thư viện sách di động, với vốn kiến thức uyên bác và phong phú. Từ nhỏ, em đã được ông dạy dỗ và chăm sóc cho bởi bố mẹ rất bận rộn. Ông dạy cho em những phẩm chất đạo đức tốt cần có của một con người. Dạy cho em những điều hay lẽ phải. Đó là những bài học đầu đời của em, và mãi đến năm gần 6 tuổi ông mới dạy em đọc chữ. Bởi ông thường bảo rằng “tiên học lễ, hậu học văn”. Cũng có lẽ nhờ vậy, mà lớn lên em thường được bạn bè, thầy cô khen ngợi là một học sinh tốt. Tất cả là nhờ công ơn của ông nội. Giờ đây, ông đã vào Nam sống với gia đình bác cả, nhưng những kỉ niệm cùng ông thì vẫn hiện hữu mãi ở quanh em. Đó là những sáng cùng ông tập thể dục, tưới cây. Những chiều ngồi nghe đài, đọc sách. Rồi cả những tối cùng ông ngắm trăng, nghe kể chuyện. Lúc nào em cũng cảm giác như có ông đang ở bên, gật gù bảo ban em những điều thật ý nghĩa.