cho câu thơ : nay xa cách lòng tôi Luôn Tưởng Nhớ . Hãy viết tiếp để hoàn thiện khổ thơ ?Nêu nội dung của đoạn Thơ đó .
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó.
Đáp án
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
Câu 2: Cho câu thơ: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ..." a, chép tiếp để hoàn chỉnh b, khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? c, chỉ ra câu cảm thán có trong khổ thơ và nêu tác dụng? d, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ qua khổ thơ?
a. ..............
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Khổ thơ nằm trong bài thơ "Quê hương", tác giả là Tế Hanh.
c. -Câu cảm thán:" Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Tác dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
Cho câu thơ:” Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ”
Câu 1: Chép thuộc 3 câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ trên. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ vừa chép.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của câu cảm thán trong đoạn văn trên.
Câu 3: Xác định kiểu câu của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.
Câu 4: Các từ: xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào?
Tham khảo
a, Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b,
- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ: câu trần thuật
- Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,: câu miêu tả
- Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,: câu miêu tả
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!: câu cảm thán
c, Nội dung chính: Đoạn thơ đã bộc lộ 1 cách trực tiếp nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về quê hương mình, nhớ về những gì thân thuộc mà bình dị nhất.
d,
Qua khổ thơ cuối, tác giả đã bộc lộ một cách trực tiếp nối nhớ quê hương không nguôi của mình. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những cảnh vật quen thuộc. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Đó còn là nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt nơi làng chài quê mình. Dường như in đậm trong tâm trí nhad thơ là cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả để làm nên những vụ cá bội thu. . Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Mùi nồng mặn ở đây chính là hương vị làng chài- hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương được tác giả cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống, một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Thật là 1 tình yêu tha thiết!
- câu cảm thán: Thật là 1 tình yêu tha thiết!
Câu 1. giúp mik vs mik cần gấp
a. Viết hai câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
....................................................
....................................................
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
b. Đoạn thơ trên, trích trong văn bản nào, tác giả là ai?
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ?
Câu 2: Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu
. II. Tiếng Việt
Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?
b. Chỉ ra đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu đó?
Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?
a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.
b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.
Câu 3:Đặt câu
a. Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
b. Đặt một câu cầu khiến dùng để đe dọa.
trong văn bản quê hương của tế hanh nha bạn
Câu 1 bạn tự làm nhé !!
Câu 2 Phân tich tâm trạng của người chiến sĩ :
- lòng yêu nước ,cuộc sống, niền khao khát tự do
-Ngắt nhịp câu 8,9 bất thường
-Động từ mạnh :dậy, tan, ngột, chết uất
-Từ cảm thán :ôi, kêu
=>Tiếng chim tu hú cùng khung cảnh bao la của đất trời mùa hè, đã gợi lên tâm trạng u uất, bực bội, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng.
II. Tiếng Việt
câu 1:
a, các câu trên thuộc kiểu câu cầu khiến:
-Đặc điểm: có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cần cầu khiến.
-Dùng để: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
-Chức năng :Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
ĐỌC- HIỂU
( 4,0 điểm): Đọc dòng thơ và hoàn thành các yêu cầu sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
……………..
Câu 1. Hãy nhớ và chép các dòng tiếp theo của khổ thơ trên. Cho biết tên văn bản, tên tác giả của bài thơ ?
Câu 2. Kể tên các kiểu câu ( chia theo mục đích nói) đã học? Câu cuối của khổ thơ trên thuộc kiểu câu gì? Dựa vào đặc điểm nào mà em biết? Câu 3. Qua khổ thơ, em hiểu gì về nỗi lòng của tác giả ?
Câu 4. Từ mạch cảm xúc về khổ thơ trên, em hãy nêu những suy nghĩ và việc làm thể hiện tình cảm dành cho quê hương mình.
Cho đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân dưới câu nghi vấn đó)
nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê.
- Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả.
- Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương.
- Em tự viết được một câu cảm thán và câu nghi vấn nhé.
Từ nội dung đoạn thơ : " Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.... Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" em hãy viết 1 đoạn văn ngắn với câu chủ đề :" Ký ức tuổi thơ luôn là chỗ đứng quan trọng trong trái tim mỗi người."
Các bạn giúp mình nhanh nha,mình cần gấp. Cảm ơn nhiều!
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Câu 3 nêu nội dung đoạn thơ trên ?
Đoạn thơ đã bộc lộ 1 cách trực tiếp nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về quê hương mình, nhớ về những gì thân thuộc mà bình dị nhất.
Nội dung: nói lên nỗi nhớ quê hương tha thiết, da diết của tác giả Tế Hanh.
Nội dung chính là: Đoạn thơ đã bộc lộ một cách trực tiếp nỗi nhớ khôn người của tác giả về quê hương của mình, nhớ về những gì thân thuộc binh dị nhất
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ"
c)viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu đặc biệt, gạch chân và chú thích rõ.
Em tham khảo:
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng