Những câu hỏi liên quan
minhphuong
Xem chi tiết
PiKachu
22 tháng 3 2022 lúc 17:10

Tham khảo:
" Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "

Câu tục ngữ này nói đến tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là câu tục ngữ mà cha ông ta để lại để nhắc nhở con cháu sau này về tình thần tập thể. " một cây" ở đây chỉ số lượng ít, khi một cây đứng một mình chắc chắn sẽ không thể đứng vững. " ba cây " ở đây là số lượng nhiều. Một cây thì sẽ chẳng đứng vững nhưng khi có nhiều cây sẽ tạo ra lá chắn kiên cường, dù trong phong ba bão táp cũng không thể đổ. Từ đó mà ta hiểu được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Từ các cuộc kháng chiến ngày xưa và ngày nay tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô song đánh bại kẻ thù tạo ra những chiến thắng vang dội. Hay trong các công trình, nhờ có tinh thần đoàn kết đồng lòng mà nhân dân ta đã làm ra bao nhiêu công trình to lớn để kịp sánh vai với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, trong cuộc sống thường ngày, tinh thần ấy vẫn thể hiện trong lao động, trong học tập....Đoàn kết xuất phát từ tình cảm chân thành của mọi người, nó không phải bị ép buộc. Đây cũng là truyền thống quý báu của nhân tộc ta.

Bình luận (0)
тнᴀɴнღнà
22 tháng 3 2022 lúc 17:29

THAM KHẢO NHENG

MB:

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm quý báu của ông cha ta. Trong số đó đoàn kết vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhằm răn dạy con cháu phải biết giữ gìn truyền thống đó ông cha ta có câu 
Một cây làm chẳng nên non 
ba cây chụm lại nên hòn núi cao

TB

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.

– Nghĩa bóng:

+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội

+ Ba cây: Chỉ một tập thể người

+ chụm lại: đoàn kết lại

+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công

=> Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.

2. Dẫn chứng

a) Trong lịch sử,............

b)Trong văn học,.......

3. Mở rộng (Bình ý nghĩa câu tục ngữ)

KB

Khẳng định lại vấn đề

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
✞ঔৣ۝????à ????????ị????۝...
5 tháng 5 2021 lúc 19:21

undefinedundefined

Bình luận (0)
Mai Chiến Mougain Chiến
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 22:15

Tham khảo:

Ý em là dàn ý đúng không?

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là những bài học quý báu cuẩ ông cha ta, được tích lũy qua từng năm, từng tháng.

- Nêu vấn đề, khái quát giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Một cây...” khuyên chúng ta về sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

B. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích

- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.

 

- Nghĩa bóng:

   + Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội

   + Ba cây: Chỉ một tập thể người

   + chụm lại: đoàn kết lại

   + núi cao: đích đến cuối cùng của thành công

⇒ Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.

Luận điểm 2: Ý nghĩa

- Câu tục ngữ là lời răn dạy của ông cha ta về sức mạnh của đoàn kết.

- Con người không ai là hoàn hảo, không ai tốt về mọi mặt, có thể có lợi thế về công việc này nhưng lại yếu về công việc kia. Đó chính là lí do chúng ta cần có sự hợp tác, đoàn kết chung tay làm việc. Khi có sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể hỗ trợ nhau, bù trừ những khuyết điểm cho nhau, từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

  

- Đoàn kết không chỉ giúp ta khắc phục khuyết điểm cho nhau mà nó còn giúp gia tăng thêm về sức mạnh, trí óc, kĩ năng… từ đó làm cho tập thể đó ngày càng vững mạnh và phát triển.

- Nếu trong tập thể không có sự đoàn kết thì sự kết nối giữa các thành viên sẽ rời rạc, không nhất quán trong quan điểm từ đó khiến cho công việc thêm khó khăn và xác suất thành công rất thấp. Cũng như vậy, nếu ta chủ quan, ích kỉ, cứng nhắc, chỉ thích làm việc một mình thì khó khăn sẽ tăng lên gấp bội và chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc không hiệu quả.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Đoàn kết mang lại sức mạnh

- Trong bất kì công việc nào, chúng ta đều cần phải chú ý đến sự kết nối, tình đoàn kết giữa các thành viên, luôn đồng cảm, hỗ trợ và nhường nhịn nhau trong mọi trường hợp,…

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Phê phán lối sống ích kỉ, chủ quan, cứng nhắc.

- Đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, tụ tập đám đông để thực hiện những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ

- Bài học rút ra và liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
lk124
Xem chi tiết
Mai Anh{BLINK} love BLAC...
22 tháng 2 2021 lúc 11:55

bạn tk

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quí báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.

Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.

Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã đoàn kết tiêu diệt quân Nguyên – Mông. Thời đó quân Nguyên rất mạnh. Chúng đã từng tuyên bố “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.

Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, đoàn quân của ông đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đoàn kết tập hợp nghĩa quân. Những người nông dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lòng với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sông thanh bình cho nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.

Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.

Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu, gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài, vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một công trình tuyệt vời của sức mạnh đoàn kết.

Ngàv nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta cũng đã và đang hoàn thành những công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu công trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ông ta vẫn là một chân lí không gì lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ sau:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

 

Bình luận (0)
Ngọc ✿
22 tháng 2 2021 lúc 15:51

Là người Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với câu tục ngữ:

" Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi.

Bình luận (0)
duy anh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
8 tháng 4 2022 lúc 19:47

Tham Khảo:

  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

     Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

     Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

     Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

     Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

     Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
8 tháng 4 2022 lúc 19:49

Tham khảo:

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò… và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống… Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,

ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

 

Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.

Nhưng ông cha ta không phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Bình luận (0)
Kiệt Hoàng
8 tháng 4 2022 lúc 19:49

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò… và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống… Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,

ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

 

Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.

Nhưng ông cha ta không phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!


 

Bình luận (0)
haidang
Xem chi tiết
Q M T
Xem chi tiết
thiên bảo
Xem chi tiết
Trần Mạnh
24 tháng 2 2021 lúc 17:46

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh

‎"ăn quả "và "trồng cây "để nói rằng khi ta ăn một trái cây thơm ngọt thì nên nhớ tới công sức của người trồng ra cây đó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên rằng khi chúng ta hưởng thụ những thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một bộ quần áo đẹp, đi trên những con đường thơm ngát hương hoa hay ngồi học trong một ngôi trường khang trang…thì phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi nước mắt của mình để tạo ra những thành quả lao động đó cho chúng ta hưởng thụ.

‎Ở mỗi gia đình, lòng biết ơn được thể hiện trong những ngày cúng lễ tổ tiên. Cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiêng liêng của người Việt. Đây là ngày con cháu tập hợp lại, thắp nén hương thơm lên bàn thờ để tỏ bày lòng thành kính, biết ơn những người có công sinh ra mình, tạo dựng nên gia đình, dòng họ mình. Nhiều nhà còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong cho ông bà và cha mẹ sống lâu và mạnh khỏe để con cháu phụng dưỡng.

‎‎Không chỉ vậy, sự biết ơn còn được thể hiện ở các lễ hội, đền chùa. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân ở nhiều nơi đều thành kính hướng về hội Đền Hùng để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng đã dựng nước, giữ nước

Còn có lễ hội tiêu biểu khác như hội Gióng. Hội Gióng là một lễ hội truyền thống để nhớ ơn và ca ngợi chiến công của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân cứu nước

"Ai ơi mồng 9 tháng 3

Không đi hội Gióng cũng hư một đời"

Ngoài ra, trên khắp đất nước này, đâu đâu cũng có đền miếu, chùa chiền, đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn

Trong cuộc sống hiện nay còn có nhiều ngày lễ mang ý nghĩa sâu sắc. Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh xương máu trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy giáo, cô giáo đã tận tâm dạy dỗ bao thế hệ – người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương

"Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai"

Ngày Quốc tế Phụ nữ để biết ơn và bù đắp cho những người phụ nữ và đặc biệt là các bà mẹ. Họ đã âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày để mọi người nhớ ơn những bậc " lương y như từ mẫu " đã k ngại vất vả để cứu chữa bao sinh mạng trong vòng đe dọa của bệnh tật và cái chết. Đặc biệt hơn hết là ngày sinh Bác Hồ, là ngày mà mọi người trên khắp tổ quốc tưởng niệm và nhớ ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Bác còn là nhà văn và nhà thơ lớn…

Ngoài ra còn có nhiều lễ kỉ niệm như ngày giải phóng Việt Nam, ngày thành lập quân đội nhân dân…

Tóm lại, câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn của dân tộc ta. Đạo lý này đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, trở thành một truyền thông tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta nên góp minh vào việc giữ gìn và duy trì truyền thống ấy. Với em, là một học sinh nên em sẽ cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành một người có ích cho xã hội để trả ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô và công ơn của những thế hệ đi trước

 

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Khánh Tâm
Xem chi tiết

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bình luận (0)

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bình luận (0)
Hello Kitty
4 tháng 4 2018 lúc 7:49

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/1248051-giai-thich-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-van-mau.htm

Bình luận (0)