Những câu hỏi liên quan
Keria
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 16:55

tham khảo

Biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên là sử dụng hình ảnh tượng trưng và cảm giác đối lập để tạo ra hiệu ứng tương phản.

Hình ảnh "Ông đồ vẫn ngồi đấy" và "Qua đường không ai hay" tượng trưng cho sự cô đơn và bất lực của con người trong cuộc sống hiện đại, khi mọi người đều bận rộn và không quan tâm đến nhau.

Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" tượng trưng cho sự tĩnh lặng và sự thoáng qua của thời gian.

Còn hình ảnh "Ngoài giời mưa bụi bay" tạo ra cảm giác bất an và không chắc chắn, tạo nên sự đối lập với hình ảnh trước đó.

Tác dụng của biện pháp này là tạo ra một không gian tưởng tượng sâu sắc, gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ về sự cô đơn, thời gian trôi qua và sự không chắc chắn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2019 lúc 6:08

Những câu thơ trên tả cảnh những ngụ tình:

   + Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.

   + Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông ( giấy đỏ, mực tàu).

   + Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.

   + Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.

    → Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần "vang bóng một thời".

Bình luận (0)
khoa vo
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
13 tháng 2 2022 lúc 17:28

Tham khảo:

    Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

“Ngoài giời mưa bụi bay”.

        “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Bình luận (0)
Nguyệt Nhi
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 21:52

tham khảo

Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua… Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay”

Ba chữ “vẫn ngồi đấy” gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ông đồ nữa: “Qua đường không ai hay”? Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!

Bài thơ “Chợ Đồng” của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian “Dở trời mưa bụi còn hơi rét”, chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực “xáo xác” mà thôi:

“Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung”.

Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ “Ông độ”. Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tải:

“Lá vàng rơi trên giấy,

Ngoài giời mưa bụi bay”…

Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng “buồn không thắm”? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. “Lá làng”, “mưa bụi bay” là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dân trên nền “vàng” của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn “mưa bụi bay” buổi đông tàn.

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 21:55

Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay”. Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng nhưng không ai còn để ý tới ông nữa. Khác với một thời vàng son được trổ tài múa bút, được bao nhiêu người thuê viết, nay cảnh vật thật quá hiu quạnh. Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi của nó cũng như chính ông đồ bây giờ. Lá vàng rơi nhưng người nghệ sĩ chẳng buồn nhặt vì có khách đâu mà dùng tới giấy, tới nghiên mực. Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng. Cơn mưa bay này vừa là hiện thực, là nét đặc trưng của mà xuân đất Bắc nhưng đồng thời cũng là mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn mang mác khó tả.

Bình luận (0)
Hy Trương Gia
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
1 tháng 2 2023 lúc 21:09

Tham khảo :

"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay"

Hình ảnh "lá vàng" gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có "lá vàng"? "Lá vàng rơi trên giấy", giấy ấy chính là "Giấy đỏ buồn không thắm". Hình ảnh "lá vàng" gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố "đông người qua" nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

"Ngoài giời mưa bụi bay". "Giời" chứ không phải là "trời". Đó là cách gọi của dân gian, của những "người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Bình luận (0)
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Vân Anh
13 tháng 2 2022 lúc 23:39

 Hiện thực trong thơ là hiện thực buồn. Vũ Đình Liên đã chọn những chi tiết rất đắt để thực hiện bi kịch của ông đồ, đó là “ lá vàng”, “mưa bụi”. Văn tả thật ít lời nói mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng của ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông. Câu thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. “Lá vàng” rơi giữa mùa xuân là một nghịch cảnh. Đó là ẩn dụ chỉ cuộc đời tàn lụi của ông đồ, của nét đẹp văn hóa dân tộc bị lãng quên. “Mưa bụi” là mưa nhỏ, dai dẳng tê tái lòng người. Phải chăng đó đâu chỉ là mưa ngoài trời mà là mưa trong lòng người? Đó là giọt nước mắt cay đắng nuốt vào trong tim.

mình gửi bạn tham khảo câu 1 nhé, chúc bạn học tốt 

 
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:26

Tham khảo!

- Hai dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để nhấn mạnh nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả giấy, mực. Giấy không được viết trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; mực không được dùng nên đọng lại bao nhiêu sầu tủi trong nghiên.

Hai dòng thơ “Lá vàng rơi trên giấy; / Ngoài giời mưa bụi bay.” Miêu tả ngoại cảnh – trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông đồ.

- Những dòng thơ trên được tác giả viết theo bút pháp tả cảnh ngụ tình (tả cảnh để nói lên nỗi lòng của con người). Cảnh vật phản chiếu tâm trngj của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Trà
Xem chi tiết