HS - Dat Nguyen Minh
Yêu cầu: Trình bày nội đung tìm hiểu ra powerpoint hoặc giấy A0. Nội dung cần tìm hiểu như sau: Câu hỏi: a) Nước dùng để làm gi? b) Vì sao phải tiết kiệm nước? c) Hãy liệt kê một số tình huống gây lãng phí nước và đề xuất biện pháp tiết kiệm nước tương ứng. Tình huống thực tế: Đánh răng là hoạt động quan trọng không thể thiếu mỗi sáng thức dậy. Nó giúp loại bỏ các thức ăn tồn đọng trên răng và làm sạch răng lợi. Em bé khi đánh răng thưởng có thói quen mở vòi nước. Nếu mỗi thành viên trong gia đì...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
nguyen mai phương
Xem chi tiết
nguyen mai phương
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
25 tháng 2 2022 lúc 20:31

Refer

a) Điện có thể dùng để sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghiệp (như dệt may, in ấn, tivi...), nông nghiệp (làm thức ăn vật nuôi, làm lạnh...) và dịch vụ (truyền thông, viễn thông...). Điện có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người tùy theo cường độ.

b) Sử dụng điện năng một cách hợp lý, tiết kiệm điện sẽ giúp gia đình bạn giảm thiểu số tiền phải đóng hàng tháng. Tiết kiệm điện không chỉ giảm chi phí hàng tháng đối với nhiều hộ gia đình mà còn giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giúp ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất, bảo vệ môi trường.

c) 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 6 2017 lúc 12:08

a, Văn bản đề nghị viết nhằm mục đích trình bày nhu cầu chính đáng của bản thân về một việc gì đó muốn được giúp đỡ, xem xét

b, Giấy đề nghị cần chú ý:

- Nội dung: cần nêu rõ: Ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

- Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn

c, Một số tình huống trong sinh hoạt, học tập ở trường lớp cần đề nghị: đề nghị sửa lại bàn ghế bị hỏng, đề nghị tôt chức thảo luận kinh nghiệm học tập.

Bình luận (0)
Trần Quỳnh
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
30 tháng 3 2022 lúc 13:49

Tham khảo:

tình huống gây lãng phí nước:

Để vòi nước chảy khi đánh răng. ... 

Để vòi nước chảy khi rửa bát. ... 

Tắm. ...

 Lãng phí nước trong nhà bếp. ... 

Rửa xe. ... 

Ống và vòi bị rò rỉ ... 

Tưới nước cho cây.

biện pháp tiết kiệm nước:

KIỂM TRA RÒ RỈ DO BỒN VỆ SINH. ...

KHÔNG NÊN SỬ DỤNG BỒN CẦU NHƯ GẠT TÀN HAY THÙNG RÁC. ...

KHOÁ VÒI NƯỚC TRONG KHI ĐÁNH RĂNG. ..

.SỬ DỤNG MÁY GIẶT THEO CÔNG SUẤT LỚN NHẤT. ...

ĐẶT CHAI NHỰA HOẶC PHAO NỔI VÀO NGĂN CHỨA NƯỚC XẢ CỦA BỒN CẦU. ...

SỬ DỤNG VÒI HOA SEN TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ

Bình luận (0)
doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
17 tháng 7 2020 lúc 13:39

a) -ND : Nhiệm vụ và bổn phận của chúng ta trong công cuộc kháng chiến cứu nước.

b) Phép liệt kê :  +)trong tủ kính, trong bình pha lê 

                              Xét theo cấu tạo : Liệt kê không theo cặp

                             Xét theo ý nghĩa : Liệt kê không tăng tiến

                           +)trong rương, trong hòm

                              Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp

                              Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến

                            +)giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo

                              Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp

                              Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến

                           +)công việc yêu nước, công việc kháng chiến 

                              Xét theo cấu tạo : liệt kê không theo cặp

                              Xét theo ý nghĩa : liệt kê không tăng tiến

c) -Câu rút gọn : +) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

                           +)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 

                           +) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

-Tác dụng : Diễn tả tinh thần yêu nước của con người Việt Nam ta một cách đầy đủ , sâu sắc hơn : ''khi đất nước gặp lâm nguy , tinh thần yêu nước sẽ phát huy , ''trưng bày'' ra bằng những hành động thiết thực.Thời bình , tinh thần yêu nước vẫn ở đó, nhưng nó đã được cất giấu kín đáo đi.''

d)Lược bỏ thành phần CN.

: +) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

=> Có khi tinh thần yêu nước được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

                           +)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 

=>Nhưng cũng có khi tinh thân yêu nước được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. .

                           +) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

=> Nghĩa là chúng ta phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hiếu nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
22 tháng 7 2021 lúc 20:30

Tham Khảo !

    Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

      “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

      Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

      Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

      Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

      Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

      Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

      Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

      Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

 

      So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

      Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

      Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

Bình luận (1)
minh nguyet
22 tháng 7 2021 lúc 20:34

Tham khảo nha em:

Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu tất cả con người sống trên mảnh đất hình chữ S. Một người có lòng yêu nước sẽ luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Lòng yêu nước chính là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người đối công cuộc xây dựng đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa rất lớn. Luôn cố gắng trong học tập, hay công việc để đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Và luôn dang rộng vòng tay để yêu thương và kêu gọi xã hội bằng hành động thiết thực. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn một số bộ phận tiêu cực, phản động. Họ luôn có những hành động, thủ đoạn trái ngược với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Những con người như vậy cần được răn đe và có hình thức xử lý đúng đắn và kịp thời.

Như vậy lòng yêu nước thực sự rất cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội. Có thể nói lòng yêu nước là một truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Vì một tương lai tươi sáng, xã hội văn minh chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2019 lúc 12:38

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

- Sửa lỗi dùng từ:

    + Nhàn rỗi → thư thái

    + Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

    + Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

    + Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

Bình luận (0)
Đỗ Chí trường
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:57

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thao Bui
Xem chi tiết