So sánh đặc điểm khác nhau về sinh sản của ếch đồng, thằn lằn, chim bồ câu.
So sánh sự khác nhau về sinh sản của ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài của chim bồ câu và thú mỏ vịt
refer | Điểm khác nhau về sinh sản |
Ếch đồng | - Thụ tinh ngoài. - Ếch phát triển qua biến thái |
Thằn lằn | - Thụ tinh trong. - Thà lằn con tự biết đi tìm mồi. |
tham khảo
Đặc điểm | Thằn lằn bóng đuôi dài | Chim bồ câu |
Hình thức thụ tinh | Thụ tinh trong, đẻ trứng, có cơ quan giao phối | Thụ tinh trong, đẻ trứng, không có cơ quan giao phối |
Số lượng trứng | 5 đến 10 trứng | 2 trứng mỗi lứa |
Đặc điểm vỏ trứng | Trứng có vỏ dai bao bọc
| Trứng có vỏ đá vôi bao bọc |
Sự phát triển của trứng | Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp | Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều. |
nêu đặc điểm về đời sống, sinh sản của chim bồ câu. So sánh đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài. Thân chim bồ câu hình thoi giúp ích gì khi bay, chim bồ câu bay lượn hay bay vỗ cánh
Đặc điểm về đs của chim bồ câu:
- Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi
- Sống trên cây, bay giỏi, có tập tính làm tổ trên cây
- Là động vật hằng nhiệt
* Sinh sản:
- Mỗi lứa đẻ 2 trứng, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi
- Chim trống, mái thay nhau ấp trứng
- Chim non mới sinh ra còn yếu đc nuôi bằng sữa diều
Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:
Đời sống:
- Sống trên cây, bay giỏi.
- Có tập tính lm tổ.
- Là đv hằng nhiệt.
Sinh sản:
- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.
- Trứng được thụ tinh trong.
- Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
- Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.
- Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).
So sánh đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:
Thằn lằn bóng | Chim bồ câu |
Có cơ quan giao phối | Không có cơ quan giao phối( con đực) |
Đẻ từ 5-10 trứng 1 lứa | Đẻ 2 trứng 1 lứa |
Không ấp trứng | Có ấp trứng |
Thân hình thoi giúp giảm sức cản không khí khi bay.
Nêu các đặc điểm về đời sống (môi trường sống, tập tính, nhiệt độ cơ thể), sinh sản của ếch đồng, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ.
tham khảo
Bảng: So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
Đặc điểm đời sống | Ếch đồng | Thằn lằn bóng đuôi dài |
Nơi sống và bắt mồi | Sống, bắt mồi trong nước hoặc bờ vực nước ngọt | Những nơi khô ráo |
Thời gian hoạt động | Chập tối hoặc ban đêm | Ban ngày |
Tập tính | Ở những nơi tối, không có ánh sáng Trú đông trong các hốc đất ẩm ướt | Thường phơi nắng Trú đông trong các hốc đất khô ráo |
Sinh sản | Thụ tinh ngoài Đẻ nhiều Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng | Thụ tinh trong Đẻ ít trứng Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
|
Đặc điểm | Thằn lằn bóng đuôi dài | Chim bồ câu |
Hình thức thụ tinh | Thụ tinh trong, đẻ trứng, có cơ quan giao phối | Thụ tinh trong, đẻ trứng, không có cơ quan giao phối |
Số lượng trứng | 5 đến 10 trứng | 2 trứng mỗi lứa |
Đặc điểm vỏ trứng | Trứng có vỏ dai bao bọc
| Trứng có vỏ đá vôi bao bọc |
Sự phát triển của trứng | Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp | Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều. |
Đặc điểm con non | Con tự kiếm ăn.
| Được chim bố và chim mẹ nuôi bằng sữa diều. |
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng, thằn lằn, chim bồ câu.
* Ếch đồng
- Những đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
* Ở cạn:
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi -> thuận lợi cho sự hô hấp.
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho sự di chuyển.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng -> bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh.
* Ở nước:
- Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi -> giảm sức cản của nước khi bơi.
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu -> khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát.
- Da tiết chất nhày làm giảm ma sát, dễ thấm khí -> hô hấp trong nước dễ dàng hơn.
- Chi sau có màng bơi -> tạo thành chân bơi để đẩy nước.
* Thằn lằn
* Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi.
- Có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt là động lực chính của sự di chuyển.
- Da khô có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
- Cổ dài có thể quay về các phía giúp phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động giúp bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu giúp bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.
* Chim bồ câu
- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái
- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.
- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.
So sánh đặc điểm sinh sản của cá chép, ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài. Rút ra điểm tiến hóa của ếch đồng so với cá chép, của thằn lằn bóng đuôi dài so với cá chép và ếch đồng.
* Rút ra điểm tiến hóa của ếch đồng so với cá chép, của thằn lằn bóng đuôi dài so với cá chép và ếch đồng:
* Thằn lằn :
-Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:
+Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.
+Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
+Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.
- Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.- Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.- Hệ bài tiết : Thận ( sau ) có khả năng hấp thụ lại nước.
-Hệ thần kinh: thùy khứu giác , não trước, hành tủy, tiểu não, thùy thị giác. Não trước và tiểu não phát triển => đời sống hoạt động phong phú* Ếch :- Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ) Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.- Hệ bài tiết : Thận giữa Chất thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
- Hệ thần kinh: Não trước thùy thị giác phát triển, tiểu não kém phát triển
Đặc điểm sinh sản của cá chép:
Thụ tinh ngoài
Đẻ nhiều
Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi rồi biến thành cá con.
Đặc điểm sinh sản của ếch đồng:
Thụ tinh ngoài
Đẻ nhiều
Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng
-> Ếch đồng tiến hóa hơn cá chép
Đặc điểm sinh sản của thằn lằn đuôi dài:
Thụ tinh trong
Đẻ ít trứng
Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
-> Thằn lằn đuôi dài tiến hóa hơn ếch đồng
Hiện tượng thai sinh có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với đẻ trứng ở chim và thằn lằn?
( Giải thích đặc điểm sinh sản của thỏ ưu thế hơn ếch, thằn lằn, chim bồ câu?)
Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là :
- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.
- Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.
Chúc bạn học tốt!
* Khái niệm :
- Thai sinh là hiện tượng trong ông dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, phát triển gắn liền với tử cung của mẹ
* Ưu điểm :
1. Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng
2. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển, bảo vệ phôi tránh tác động bên ngoài
3,Tăng khả năng con non được sinh ra và con non sinh ra sức sống cao hơn
1.khác nhau về sự hô hấp và thằn lằn của thằn lằn và ếch
2.Điểm tiến hóa về sinh sản của thỏ vs chim bồ câu
1. Khác nhau về sự hô hấp của thằn lằn và ếch ?
- Thằn lẳn: Phổi có nhiều ngăn ( cơ liên sườn tham gia hô hấp )
- Ếch: Phổi đơn giản, ít vách ngăn ( chủ yếu hô hấp bằng da )
2. Điểm tiến hóa về sinh sản của thỏ với chim bồ câu ?
- Thỏ đẻ con có nhau thai ( hiện tượng thai sinh )
- Sự tiến hóa của đẻ con có nhau thai là:
+ Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
+ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
+ Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.
1.trình bày sự tiến hóa về sinh sản của cá chép, ếch đồng, thằn lằn bóng, chim bồ câu, thỏ.
2. nêu đặc điểm sinh sản của thỏ
2.Thỏ đực có cơ quan giao phôi. Trong ông dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với từ cung 1 của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thò mẹ mang thai trong 30 ngày. Truớc khi đẻ, thó mẹ dùng miệng nhổ lông ờ ngực và xung quanh vú đê lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
Câu 2 :
Tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng và giống mà thỏ thường động dục lần đầu khoảng từ 2,5 – 3 tháng tuổi. Sau khoảng 2 chu kỳ động dục thì phối giống cho thỏ, lúc này thỏ đạt khoảng \(\ge\) 3 kg. Thỏ đẻ sau khoảng 1 – 3 ngày thỏ động dục trở lại, sau đó chu kỳ động dục 12 – 16 ngày, đôi khi không động dục lại hoặc hoặc thay đổi chu kỳ động dục. Khả năng động dục phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, mùa vụ…chỉ khi thỏ động dục mới chịu đực, sau khi giao phối 9 – 10 giờ thì trứng mới rụng. Do vậy cần phối giống bổ sung (phối lại lần 2) sau lần 1 từ 6 – 9 giờ nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con
Thời gian chửa của thỏ từ 28 – 30 ngày, nếu tỷ lệ đẻ dày thường thời gian chửa kéo dài khoảng 1 – 3 ngày. Trước khi đẻ thỏ thường cắp, nhặt cỏ, lá vào ổ và nhổ lông, cào lông trộn với đồ lót ổ làm thành tổ ấm mềm mại. Thỏ đẻ từ 1 – 11 con, thường 6 – 9 con một lứa. Sau khi đẻ xong, thỏ mẹ thường ăn hết nhau, trong đó có nhiều sinh tố và kích dục tố. Thỏ con đẻ ra, thỏ mẹ liếm sạch da toàn thân và đậy lớp lông kín cả đàn.
Thỏ mẹ vừa tiết sữa nuôi con, vừa mang thai. Vì vậy sau khi thỏ đẻ được 1 – 3 ngày có thể phối giống được.
Sữa thỏ đậm đặc, hàm lượng đạm, mỡ, khoáng gấp 3 – 4 lần sữa bò. Một ngày thỏ tiết khoảng 200 – 280g sữa. Thường lứa đầu tiết sữa ít hơn các lứa sau. Lượng sữa tiết ra tăng dần đến 15 – 20 ngày đạt cao nhất, sau đó giảm dần. Thời gian cạn sữa phụ thuộc vào khả năng cho sữa và tỷ lệ đẻ : Nếu phối giống sau đẻ 1 – 3 ngày thì cạn sữa vào tuần thứ 4, nếu phối giống vào 10 ngày sau khi đẻ thì cạn sữa vào tuần thứ 5, nếu thỏ đẻ thưa thì cạn sữa vào tuần thứ 6.