Viết đoạn văn giải thích và chứng minh:"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có".
viết đoạn văn chứng minh và giải thích câu nói của Hoài Thanh:"Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.
* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.
- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận
* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:
- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Tham khảo:
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
+ Giải thích:
→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...
→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Và những dẫn chứng chứng minh câu nói đó:
+ Giải thích:
-> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
-> Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
-> Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
-> Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?
Hoài thanh viết:''Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có''.Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có,giải thích và tìm dẫn chứngđể chứng minh cho câu nói đó.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?
*Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có''
Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.
* Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có''
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.
Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.
Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.
Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.
Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.
Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.
Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.
Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.
Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.
Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.
Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.
Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.
Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.
Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.
Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
Từ văn bản ''Ý nghĩa văn chương''. Em hãy viết đoạn văn nghị luận chứng minh có chứa câu chủ đề: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''
Tham khảo:
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.
Viết đoạn văn chứng minh khoảng 10 câu làm rõ ý kiến sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có”.Trong đoạn văn có sử dụng 1 trạng ngữ và 1 câu đặc biệt.
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.
Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha
Viết đoạn văn chứng minh khoảng 10 câu làm rõ ý kiến sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có”.Trong đoạn văn có sử dụng 1 trạng ngữ và 1 câu đặc biệt.