Những câu hỏi liên quan
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
TV Cuber
28 tháng 3 2022 lúc 17:24

refer

 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

 

Những hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX:

- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

- Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.



 

Bình luận (1)
Sơn Mai Thanh Hoàng
28 tháng 3 2022 lúc 17:25

REFER

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

Bình luận (1)
Minh Phúc Võ
28 tháng 3 2022 lúc 17:46

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Thủy
Xem chi tiết
Doraemon
9 tháng 3 2016 lúc 12:18

- Từ thực trạng kinh tế-xã hội khủng hoảng...,
- Nội dung của các đề nghị cải cách:
Đổi mới công việc công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước PK.
- Những sĩ phu tiêu biểu:
- Từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của Pháp.
- Một số sĩ phu, quan lại từng được chứng kiến sự phồn thịnh của TB Âu-Mĩ và thành tựu văn hoá phương Tây.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.

 

- Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Nguyên nhân:
SGK
- Triều đình PK bảo thủ, bất lực, không chấp nhận những thay đổi, từ chối mọi sự cải cách

Bình luận (0)
Trần Thanh Bình
9 tháng 3 2016 lúc 15:24

Bối cảnh lịch sử của các sĩ phu yêu nước Việt nam đề nghị cải cách Duy Tân:

- Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra.

- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở nên sâu sắc.

- Trong khi đó, thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta.

Động cơ đề nghị cải cách

- Yêu nước, thương dân.

- Muốn nước ta cường thịnh bằng các nước xung quanh, đủ sức đối phó với âm mưu xâm lược từ bên ngoài.

Những đề nghị cải cách Duy tân không thực hiện được vì:

- Muốn cải cách thành công phải có sự đồng thuận từ trên xuống; quyết tâm của người lãnh đạo; ủng hộ của quần chúng nhân dân.

- Phải có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công cuộc cải cách giành thắng lợi; những đề nghị cải cách phải phù hợp với đất nước.

- Các đề nghị cải cách nói trên còn mang tính lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại; giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt nam là nhân dân ta với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.

- Cải cách Duy tân cuối thế kỉ XIX, thiếu sự quyết tâm của triều đình, do triều đình Nguyễn còn bảo thủ, không chịu thích ứng với hoàn cảnh, không chịu thay đỏi trước những biến đổi của thời đại.

- Điều này làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc không có lối ra.

- Hơn nữa, những đề nghị cải cách chưa đủ khả năng thắng tư tưởng bảo thủ.

- Dù không thực hiện được, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.

Bình luận (0)
Hà Phương
Xem chi tiết
Lương Đại
11 tháng 3 2022 lúc 16:06

- Hạn chế : lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

- Ý nghĩa :

+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.

- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

 

Bình luận (0)
ThiTinh Duong
Xem chi tiết
ThiTinh Duong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Minh Trang
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
Lê Minh Sơn
8 tháng 3 2016 lúc 15:10

Những đề nghị cải cách ở Việt nam cuối thế kỉ XIX

- Trong hoàn cảnh đất nước bị khủng hoảng, nhân dân sống cơ cực, địch họa kề bên, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ hi vọng cải cách để cứu vãn tình thế. Vào những năm 60 của thế kỉ XX,  có nhiều ý kiến đề xuất cải cách được dâng lên triều đình.

- Tiêu biểu là:

+ Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) thông thương với bên ngoài; Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

+ 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 60 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...

+ Năm 1872, Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

+ 1877-1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Những đề nghị cải cách này không được thực hiện, vì:

- Đất nwocs khủng hoảng: kinh tế suy yếu, chính trị - xã hội không ổn định. Nhân tài vật lực kiệt quệ không đủ khả năng tiến hành.

- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, khư khư ôm lấy cái cũ và không chịu đổi mới (do ý thức hệ phong kiến quá lâu, quá sâu). Những người có tư tưởng cải cách, ủng hộ cải cách không phải là người nắm quyền lực cao trong triều đình.

- Thiếu sự đồng thuận từ trên (vua và triều đình) đến dưới (thiếu sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân)... Bản thân các đề nghị cải cách còn có những hạn chế: tản mạn, rời rạc, không cụ thể, thiếu tính toàn diện, thiếu tính khả thi.

- Đất nước đã bị Pháp xâm lược (hoàn cảnh đất nước có chiến tranh) nên khó tiến hành cải cách.

* Điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách:

- Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải cải cách.

- Để một cuộc cải cách thành hiện thực phải có các điều kiện:

+ Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của nhân dân.

+ Phải có điều kiện thuận lợi đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.

+ Đề nghị cải cách phù hợp với đất nước (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

Bình luận (0)
Đặng Anhpiggy
Xem chi tiết
dâu cute
28 tháng 3 2022 lúc 19:30

Tham khảo :

 

– Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

– Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách

Những nhà cải cách tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Nội dung chính trong đề nghị cải cách của các nhà cải cách đó là: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

Bình luận (0)
TV Cuber
28 tháng 3 2022 lúc 19:30

refer

 

Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách. - Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. - Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại

-  Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

 .

Bình luận (0)
Linh Nga
Xem chi tiết
Người Già
24 tháng 10 2023 lúc 3:19

Câu 1: Trong nửa cuối thế kỷ XIX, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều đề nghị cải cách với mục tiêu cải thiện tình hình xã hội và hành chính. Một số điểm tích cực của những đề nghị này bao gồm:

- Đề xuất cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu suất quản lý và giảm thất thoát nguồn lực.
- Thúc đẩy việc học hành và giáo dục, với mong muốn nâng cao tri thức và kiến thức của nhân dân.
- Đề nghị sửa đổi các quy định về thuế và thuế quân sự nhằm giảm bớt gánh nặng thuế cho người dân.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của những đề nghị này bao gồm:

- Sự chậm trễ trong việc thực hiện cải cách, do sự phản đối từ bộ máy quan lại và tri thức phong kiến.
- Thiếu tính cụ thể và chi tiết trong các đề nghị, không đưa ra các kế hoạch thực hiện cụ thể.
- Sự chia rẽ và bất đồng quan điểm giữa các tầng lớp và tầng tương trợ, làm yếu đề xuất và ảnh hưởng đến việc thực hiện chúng.

Bình luận (0)
Người Già
24 tháng 10 2023 lúc 3:20

Câu 2: Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện do một số lý do sau:

- Sự phản đối từ tri thức phong kiến và bộ máy quan lại, vì họ lo ngại rằng cải cách có thể đe dọa địa vị và quyền lợi của họ.
- Sự phân chia và xung đột giữa các phái phân động với các quan điểm và mục tiêu khác nhau, làm yếu sự thống nhất trong việc thực hiện cải cách.
- Sự can thiệp và áp lực từ phía thực dân Pháp, khi họ cố gắng duy trì và gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát tại Việt Nam.

-> Những hạn chế này đã góp phần làm cho các đề nghị cải cách không thể thực hiện một cách hiệu quả và toàn diện, khiến cho Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và chính trị trong thời kỳ này.

Bình luận (0)