Những câu hỏi liên quan
Nguyen Tien Hoc
Xem chi tiết
Dark_Hole
25 tháng 2 2022 lúc 10:03

Tham khảo: Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim "dòng máu lạc Hồng". Và từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh - thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,.... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội.

Bình luận (0)
꧁ 𝕍uơ𝔫𝕘 ²ᵏ⁹✔꧂
25 tháng 2 2022 lúc 19:09

THAM KHẢO:

Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim "dòng máu lạc Hồng". Và từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh - thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,.... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội.

Bình luận (0)
Khôi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 19:41

Quá trình thành niên vốn đã không dễ dàng, dịch COVID-19 xuất hiện càng thêm phần khó khăn. Nhiều thanh thiếu niên phải bỏ lỡ không chỉ những sự kiện trọng đại của tuổi niên thiếu, mà còn những khoảnh khắc thường nhật như được tán gẫu với bạn bè hay được lên lớp do trường học đóng cửa và nhiều sự kiện bị hủy bỏ.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, cô lập và thất vọng khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống do dịch bệnh bùng phát, hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc. Chúng tôi đã trao đổi với TS. Lisa Damour - chuyên gia tâm lý, tác giả của hai đầu sách bán chạy nhất và cây viết cho chuyên mục tháng của Thời báo New York trong lĩnh vực tâm lý vị thành niên để tìm hiểu cách bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

1. Hiểu rằng cảm giác lo âu là hoàn toàn bình thường

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy lo âu khi biết trường học đóng cửa và khi đọc các dòng tít báo động về dịch bệnh. Trên thực tế, cảm xúc lo lắng đó ở bạn là phản ứng bình thường. TS. Damour cho biết: "Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận ra rằng cảm giác lo âu là một cơ chế bình thường và lành mạnh, giúp cảnh báo con người về các mối đe dọa, từ đó thực hiện biện pháp bảo vệ bản thân. Cảm giác lo âu sẽ thôi thúc bạn quyết định những điều cần làm ngay bây giờ, chẳng hạn như hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào mặt". Nỗi lo âu đang bảo vệ an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh. “Lo nghĩ cho những người xung quanh cũng là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong cộng đồng,” chị giải thích.

Theo TS. Damour, mặc dù những lo lắng xung quanh COVID-19 là hoàn toàn dễ hiểu, song bạn nên cập nhật thông tin từ "những nguồn tin chính thống (ví dụ như website của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới), đồng thời xác minh thông tin từ những nguồn tin phi chính thống” để tránh hoang mang không cần thiết.

Nếu bạn lo ngại rằng mình đang có các triệu chứng bệnh, hãy trao đổi với cha mẹ. TS. Damour cho hay: "Hãy nhớ rằng tình trạng bệnh do COVID-19 nhìn chung là nhẹ, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên" và nhiều triệu chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Chuyên gia khuyên bạn hãy chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ từ cha mẹ hoặc một người lớn mà bạn tin tưởng khi cảm thấy không khỏe hoặc lo ngại về vi-rút Corona.

Đừng quên rằng "có rất nhiều biện pháp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác, cũng như để cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình tốt hơn: rửa tay thường xuyên, không chạm tay vào mặt và giữ khoảng cách an toàn với người khác".

>> Tất cả những điều bạn cần biết về rửa tay

2. Chuyển hướng chú ý

TS. Damour cho biết: “Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, trong tình huống khó khăn kéo dài như hiện nay, chúng ta nên phân loại vấn đề thành hai nhóm: 1) những điều tôi có thể thay đổi và 2) những điều tôi không thể thay đổi.”

Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều việc sẽ rơi vào nhóm thứ hai, nhưng không sao hết. Thay vì tập trung vào những điều ngoài tầm kiểm soát, hãy chuyển sự chú ý sang công việc khác như làm bài tập về nhà, xem bộ phim yêu thích hoặc nằm đọc một cuốn tiểu thuyết để giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

3. Tìm kiếm những cách thức mới để kết nối với bạn bè

Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời giúp bạn kết nối với bạn bè khi đang cách ly tại nhà. Hãy phát huy sức sáng tạo, chẳng hạn bằng cách tham gia thử thách điệu nhảy rửa tay trên -Tok #safehands. TS. Damour “không bao giờ đánh giá thấp sức sáng tạo của giới trẻ. Theo linh cảm của tôi, các bạn trẻ sẽ tìm ra những cách hay chưa từng có để kết nối trực tuyến với nhau."

“Tuy nhiên, bạn không nên dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình hoặc sinh hoạt trên mạng xã hội thiếu điều độ. Đó không phải là hành vi lành mạnh hay sáng suốt bởi việc này có thể khiến bạn càng hoang mang thêm." Lời khuyên của TS. Damour là các bạn trẻ và cha mẹ nên cùng nhau lập thời gian biểu sử dụng mạng xã hội. 

4. Trau dồi bản thân

Bạn muốn bắt đầu học một cái mới, đọc một cuốn sách hay tập chơi nhạc cụ? Cơ hội của bạn đã đến! Trau dồi bản thân và tìm cách tận dụng thời gian bất ngờ rảnh rỗi này là một cách hiệu quả để bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình. TS. Damour chia sẻ: "Bản thân tôi cũng đã lập một danh sách tất cả những cuốn sách mình muốn đọc và những điều mình vẫn luôn muốn thực hiện."

Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó.”

5. Thành thực với những cảm xúc của bản thân

Thật buồn khi phải từ bỏ các sự kiện với bạn bè, sở thích hoặc các trận đấu thể thao. TS. Damour chia sẻ: "Đây là những tổn thất lớn, nên cũng phải thôi nếu các bạn trẻ cảm thấy thất vọng. Cách giải quyết tốt nhất là gì? Hãy cảm nhận nỗi thất vọng đó,” bởi "cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó. Nếu bạn muốn buồn thì hãy buồn đi. Càng mau buồn thì bạn càng mau chóng khôi phục tinh thần."

Cách xử lý cảm xúc của mỗi người là khác nhau. "Một số trẻ sẽ làm các hoạt động nghệ thuật; một số lại muốn nói chuyện với bạn vè và chia sẻ nỗi buồn với nhau như một cách để cảm nhận được sự kết nối trong thời gian không được gặp mặt trực tiếp; một số khác tìm cách tích trữ thực phẩm," TS. Damour cho biết. Điều quan trọng là bạn tìm ra cách làm phù hợp với bản thân.

 6. Thương yêu bản thân và người khác

Một số thanh thiếu niên đã trở thành nạn nhân của bắt nạt và xâm hại học đường do diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo TS. Damour, để giải quyết vấn nạn bắt nạt học đường cần huy động sự tham gia của những người ngoài cuộc: “Chúng ta không nên kì vọng trẻ em và thanh thiếu niên tự đối đầu với những kẻ bắt nạt. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích các em tìm kiếm giúp đỡ, trợ giúp từ bạn bè hoặc người lớn.”

Nếu bạn chứng kiến bạn bè bị bắt nạt, hãy tiếp cận và đề nghị giúp đỡ họ. Thái độ phớt lờ của những người xung quanh có thể khiến người bị bắt nạt cảm thấy rằng cả thế giới đang chống lại mình hoặc không ai quan tâm đến mình. Lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Tại thời điểm này, hơn lúc nào hết, bất kì điều gì chúng ta chia sẻ hoặc nói ra đều có thể gây tổn thương cho người khác, vậy nên cần suy nghĩ kĩ trước khi làm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Trần Minh
9 tháng 4 2020 lúc 15:52

lollolol là j

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
chi tran phuong
Xem chi tiết
nguyễn gia khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
12 tháng 2 2019 lúc 16:24

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !

Bình luận (0)
Kipph
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 2 2022 lúc 18:18

E tk:

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước.

Bình luận (0)
Lê Nam Đông
Xem chi tiết
Lê Mai Anh
Xem chi tiết
Thanh tâm Ngô
Xem chi tiết
kinzy xinh đẹp love all...
26 tháng 4 2021 lúc 21:08

Từ xưa đến nay, đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con người giản dị thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp và tính cách. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người xa hoa, lãng phí vì họ có điều kiện ,mà không phải có điều kiện là xa hoa , lãng phí. Theo cách suy nghĩ của tôi, nếu mọi người cứ cầu kì mãi như thế rồi xã hội sẽ đi về đâu??? Đức tính giản dị luôn có trong mỗi con người nhưng họ không biết cách sử dụng nó. Xã hội hiện đại là tốt nhưng sẽ kéo theo những sự đua đòi, ăn chơi.... , vì thế, tôi khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để có một xã hội văn minh.

Bình luận (1)