cứng minh rằng trong 5 số nguyên bất kì luôn tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3
Chứng minh rằng trong 9 nguyên bất kì luôn tìm được 5 số có tổng chia hết cho 5
Bạn tham khảo ở đây nhé
Bài toán 120 - Học toán với OnlineMath
Ta có trong 5 số bất kỳ luôn tồn tại 3 số có tổng chia hết cho 3 .
Như vậy trong 9 số thì tồn tại 5 cặp , mỗi cặp 3 số có tổng chia hết cho 3
Mỗi cặp đồng dư 0,3,6 mod 5
Nếu 3 cặp cùng 1 lớp đồng dư ⇒ dpcm
Mà có 5 cặp ⇒ Có đầy đủ 3 lớp đồng dư ⇒ Tồn tại 5 số có tổng chia hết cho 5
Giúp mình nha!
Chứng minh trong 5 số nguyên bất kì luôn tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3
Bài này mình nghĩ có nhiều cách giải.
Cách 1: Có 5 số, và 3 số dư khi chia cho 3 là 0;1;2
Nếu có 3,4 hay 5 số mà có cùng số dư khi chia cho 3 thì tổng 3 trong số đó chia hết cho 3.
Nếu có ít hơn 3 nghĩa là nhiều nhất 2 số có cùng số dư khi chia cho 3 thì trong 5 số đó cùng tồn tại các số chia 3 dư 0;1;2 nên tổng 3 số có số dư khi chia cho 3 khác nhau sẽ chia hết cho 3.
Do đó trong 5 số nguyên bất kì luôn tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3.
Cách 2: Một số khi chia cho 3 sẽ nhận 1 trong 3 số dư. Mà có 5 số => Có ít nhất 2 số cùng số dư khi chia cho 3.
+Nếu có 3 số cùng dư trở lên thì lấy 3 trong số các số đó cộng lại sẽ được tổng chia hết cho 3.
+Nếu chỉ có 2 số có cùng số dư thì chia 5 số thành 3 cặp: (a1,a2);(a3,a4);a5. Trong đó các số cùng cặp sẽ có cùng số dư khi chia cho 3.Các cặp này phải lần lượt nhận các số dư khác nhau khi chia cho 3. Chọn một số bất kì từ mỗi cặp và cộng lại sẽ được tổng chia hết cho 3 (do tổng 3 số dư chia hết cho 3)
mik thấy bn hơi bị rảnh đó!tự hỏi tự trả lời lun!
Chung minh rằng trong 5 số nguyên bất kì có the tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3
cho 5 số tự nhiên bất kì . chứng minh rằng luôn tìm được 3 số có tổng chia hết cho 3
Xét các trường hợp:
· a, b, c cùng chẵn --> đương nhiên chọn bất kỳ cặp nào cũng có
tổng và cả hiệu của chúng là số chia hết cho 2
· a, b, c cùng lẻ --> đương nhiên chọn bất kỳ cặp nào cũng có
tổng và cả hiệu của chúng là số chia hết cho 2
a, b, c có 1 cặp là số lẻ --> Hiệu và tổng của 2 số lẻ chia hết cho 2
· a, b, c có 1 cặp là số chẵn --> Hiệu và tổng của 2 số chẵn chia hết cho 2
Hai trường hợp đầu có 3 cặp số thỏa mãn đầu bài
Hai trường hợp cuối có 1 cặp số thỏa mãn đầu bài
---> Vậy có ít nhât 1 cặp số mà tổng và hiệu của chúng chia hết cho 2 (ĐPCM)
Tớ đồng ý vs ý kiến của : lê Phúc Huy
có ít nhat1 cặp số mà tổng hiệu của chúng chia hết cho 2
tk tớ nha
Ta có:
a ; a + 1 ; a + 2 ; a + 3 ; a + 4
Giả sử a + a + 1 + a + 2 = 3a + 3 chia hết cho 3
Vậy trong 5 số tự nhiên bất kì thì tổng của 3 số luôn chia hết cho 3 ( đpcm )
Chứng minh rằng trong 52 số nguyên dương bất kì ta luôn tìm được hai số sao cho tổng của chúng chia hết cho 100
Ta xét 51 nhóm sau:
Nhóm 1: Các số tự nhiên chia hết cho 100
Nhóm 2: Các số tự nhiên chia 100 dư 1 và 99
Nhóm 3: Các số tự nhiên chia 100 dư 2 và 98
...
Nhóm 51: Các số tự chia 100 dư 50
Nếu có 2 số cùng chia hết cho 100 thì bài toán đã chứng minh
Nếu không có 2 số chia hết 100 thì ta làm như sau:
Vì có 52 số mà có 51 nhóm nên theo nguyên lí Đi rich lê phải có 1 nhóm có tổng hoặc hiệu chia hết cho 100
=> Đpcm
đây nha bạn chúc bạn học tốt
Nếu có hai số có cùng số dư khi chia cho 100 thì bài toán được giải quyết
Giả sử có ít nhất 51 số không chia hết cho 100.Xét 50 cặp :(1,99),(2,98),......(49,51),(50,50) mà mỗi cặp có tổng là 100
Theo Đi-rich-lê ta có trong 51 số đã giả sử ở trên luôn tồn tại 2 số mà số dư của chúng khi chia cho 100 cùng rơi vào 1 cặp trong 50 cặp ở trên
=> tổng của chúng chia hết cho 100
=> dpcm
HT nha bn
Chứng minh rằng trong chín số tự nhiên bất kì luôn chọn được 3 số có tổng chia hết cho 3
Bài 1
Trong 3 số tự nhiên tùy ý chọn ( a, b, c ε N ), chứng minh rằng luôn có ít nhất 1 cặp số ( 2 số trong 3 số đó) mà tổng và hiệu của chúng chia hết cho 2.
Giải : Áp dụng quy tắc chẵn –lẻ
Xét các trường hợp:
· a, b, c cùng chẵn --> đương nhiên chọn bất kỳ cặp nào cũng có
tổng và cả hiệu của chúng là số chia hết cho 2
· a, b, c cùng lẻ --> đương nhiên chọn bất kỳ cặp nào cũng có
tổng và cả hiệu của chúng là số chia hết cho 2
· a, b, c có 1 cặp là số lẻ --> Hiệu và tổng của 2 số lẻ chia hết cho 2
· a, b, c có 1 cặp là số chẵn --> Hiệu và tổng của 2 số chẵn chia hết cho 2
Hai trường hợp đầu có 3 cặp số thỏa mãn đầu bài
Hai trường hợp cuối có 1 cặp số thỏa mãn đầu bài
---> Vậy có ít nhât 1 cặp số mà tổng và hiệu của chúng chia hết cho 2 (ĐPCM)
Bài 2
Trong 4 số tự nhiên tùy ý chọn ( a, b, c, d ε N ), chứng minh rằng luôn có ít nhất 1 cặp số ( 2 số trong 4 số đó) mà tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 5.
Giải : Áp dụng qui tắc số dư
Ta thấy phép chia cho 5 có thể được các số dư là 0, 1, 2, 3, 4,
Xét các trường hợp:
· cả 4 số có số dư khác nhau (0,1,2,3);(0,2,3,4);(0,1 4,2); (0,4,2,3);(1,2,3,4)
bao giờ cũng có ít nhất 1 cặp số có số dư là (1+4) hoặc (2+3)
--> Tổng 1 cặp số đó chia hết cho 5
Với nhóm số có số dư (1,2,3,4) --> 2 cặp có tổng chia hết cho 5
· cả 4 số có số dư trùng nhau --> 6 cặp từng đôi một có hiệu = 0
--> chia hết cho 5
· 2 cặp có số dư trùng nhau --> Hiệu của 2 cặp đó = 0 --> chia hết cho 5
· 1 cặp có số dư trùng nhau --> Hiệu của 1 cặp đó = 0 --> chia hết cho 5
Vậy ít nhất cũng chọn ra 1 cặp số mà tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 5.
Bài 3
Chứng minh rằng trong 7 số tự nhiên bất kỳ tùy chọn, bao giờ cũng có 4 số mà tổng của chúng chia hết cho 4
Giải:
Đặt 7 số TN đó là A, B, C, D, E, F, G. Lấy kết quả của bài 1: Trong 3 số tự nhiên bất kỳ luôn có 2 số là số chẵn ( chia hết cho 2)
A, B, C Và D, E, F mỗi nhóm có 1 cặp chia hết cho 2
* Giả thử (A+B) =2 m và (D+E)=2n --> (A+B) + (C+D)= 2(m+n)
Còn 3 số C F G sẽ có 1 cặp chia hết cho 2
( C + F) = 2 p Với m,n,p cúng là số tự nhiên
Trong 3 số m, n, p luôn chọn được 2 số có tổng chia hết cho 2.
*Giả thử (m + n) =2 q ( q là số TN) thì ta có
(A+B) + (C+D)= 2(m+n) = 4q ==> A+B+C+D chia hết cho 4 (ĐPCM)
Tương tự nếu chon các nhóm số khác ta cũng được 4 số trong 7 số bât kỳ trên chia hết cho 4
Chú ý:
- Với bài toán chứng minh ta phải xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra như bài 1 và bài 2; Với bài 3, tài liệu này chỉ nêu 1 trường hợp, còn các trường hợp khác nêu “CM tương tự”
- Bài 1 và bài 2 chú ý kết luận có sự khác nhau bởi 2 chữ "và" với chữ "hoặc" !
k mik nha
chứng minh rằng trong 9 số tự nhiên bất kì luôn chọn được 5 số có tổng chia hết cho 5
Số đó là :
56789 . Tổng của chúng = 35
Đáp số : 56789
Cho 9 số nguyên bất kì. Chứng minh rằng ta luôn luôn chọn đc 5 số từ 9 số đó sao cho tổng 5 số được chọn chia hết cho 5
bạn lên mạng coi có nhiều bài tương tự á
Chứng minh rằng trong 52 số nguyên dương bất kì ta luôn tìm được hai số có tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho 100
Ai làm được mk tick nhé
Nếu trong \(52\)số đã cho có hai số có cùng số dư khi chia cho \(100\)ta chỉ cần chọn hai số đó, có hiệu chia hết cho \(100\).
Nếu trong \(52\)số đã cho không có hai số nào có cùng số dư khi chia cho \(100\).
Xét các bộ \(0,\left(1,99\right),\left(2,98\right),...,\left(a,100-a\right),...,\left(49,51\right)\)(các số dư của các số khi chia cho \(100\))
Có \(51\)bộ mà có \(52\)số nên theo nguyên lí Dirichlet có ít nhất hai số thuộc một bộ.
Xét hai số thuộc bộ đó, dễ thấy tổng của chúng chia hết cho \(100\).
Ta có đpcm.
anh Đoàn Đức Hà ơi chỉ có 50 bộ thôi mà anh sao lại 51 bộ ạ