Những câu hỏi liên quan
Châuu
Xem chi tiết
Vân Trương
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2023 lúc 21:32

Gợi ý cho em đoạn văn của chị: 

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh. Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ 

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
Lan Phương
Xem chi tiết
Tommy Thịnh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
4 tháng 1 2023 lúc 17:22

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc phong trào thơ mới. Và bài thơ "Ông đồ" đã cho chúng ta thấy một thời vàng son và nó cũng đồng thời  cho ta thấy sự tàn lụi của ông đồ. Nhất là ở khổ thơ thứ 3 và thứ 4 đã cho các quý độc giả thấy được sự mai một và tàn lụi của những ông đồ. Bởi vì thời thế xoay chuyển nên vị thế của nho học và các nhà nho đã không giữ được. Mùa xuân vẫn tới, hoa đào vẫn nở nhưng những người xin chữ cũng dần thưa vắng và khung cảnh lúc này đã hoang vắng không còn giống như khung cảnh tấp nập ngày xưa,ai cũng tấm tắc khen đẹp. Ôi ! Vẻ đẹp truyền thống đang bị mài mòn đi theo năm tháng đã khiến cho ông đồ không còn được như xưa. Nhưng ông đồ vẫn lặng thinh ngồi đấy, vẫn tiếp tục công việc của mình mặc cho dòng người vẫn tấp nập đi qua mà không ai nguyện ý dừng chân xin chữ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh ông đồ trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô đơn,lạc lõng. Nhưng càng nhấn mạnh sự cô đơn của ông đồ khi không gian xung quanh "lá vàng rơi trên giấy" lại thêm" ngoài giời mưa bụi bay". Những hình ảnh"lá vàng" và mưa bụi" đã thể hiện sự thiếu sức sống và có lẽ nó đang liên tưởng tới sự lụi tàn của nền nho học Việt Nam. Tóm lại, qua khổ thơ 3 và và 4 , ta thấy nhân vật ông đồ thời ế khách lạc lõng và cô đơn, lẻ loi giữa phố đông đồng thời lòng ông cũng đã trống vắng,sụp đổ cùng với đất trời lạnh lẽo mà thê lương.

 

Chú thích :

- Câu ghép : in đậm

- Thán từ : in nghiêng

Bình luận (0)
Tommy Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết