xác định thành phần biệt lập
trời ơi chỉ còn có 5 phút
Bài 1: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào.
1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.
4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.
5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
6. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
8. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
9. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
10. Hình như đó là bạn Lan
11. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
12. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
13. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
14. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
15. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.
16. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng.
Mình cần rất gấp, ai làm mình cũng sẽ đánh giá 5 sao hết!!!
I/ Các thành phần biệt lập tình thái và cảm thán
Bài 2: Tìm thành phần biệt lập và chỉ rõ là thành phần gì trong các ví dụ sau đây:
a/ - Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b/ Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
c/ Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d/ Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Bài 4: Mỗi đề đặt 2 câu có chứa hai thành phần biệt lập tình thái và cảm thán
(gạch chân và chú thích rõ )
1/ Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao)
2/ Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù Hồ Chí Minh trong bài “Ngắm trăng” (HCM)
3/ Cảm nhận về vẻ đẹp người dân chài ra khơi đánh cá trong bài “Quê hương” (Tế Hanh)
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn nói tinh thần tương thân tương ái của nhân dân ta trong đại dịch chống covid. Trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. (gạch chân và chú thích rõ )
II/ Các thành phần biệt lập phụ chú, gọi đáp
Bài 1/ Tìm các thành phần biêt lập và chỉ rõ là thành phần gì trong các ví dụ sau
1/ Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2/ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
3/ Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất – từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
4/ Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
5/ Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát (Y Phương, Nói với con)
6/ Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
Bài 2/ Viết các câu văn (3 kiểu tham khảo cuối file) có chứa thành phần biệt lập phụ chú cho các đề bài sau:
Viết đoạn văn cảm nhận về hai đoạn thơ đầu của bài thơ “ông đồ” có chứa thành phàn biệt lập phụ chú. (gạch chân và chứ thích)
Bài 3: Chỉ ra tác dụng của thành phần biệt lập gọi đáp trong câu 4, 5 của bài tập 1.
chia bài ra em ơi rồi chị làm cho, chị đang ốm nên hơi mệt á :((
Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào?
1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.
6. Lan, bạn thân nhất của tôi, đã chuyển lên thành phố.
7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
8. Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
1) cảm thán : trời ơi
2)gọi đáp: thưa ông
3)tình thái : chả nhẽ
4)phụ chú : ngôi nhà chung của chúng ta
5)cảm thán : ôi
6)phụ chú:bạn thân nhất của tôi
7)tình thái : có lẽ
8)cảm thán :ạ
1. Trời ơi (cảm thán)
2. Thưa ông (gọi đáp)
3. Chả nhẽ (tình thái)
4. Ngôi nhà chung của chúng ta (phụ chú)
5. Ôi (cảm thán)
6. Bạn thân nhất của tôi (phụ chú)
7. Có lẽ (tình thái)
8. Ông giáo ạ. (gọi đáp)
1:trời ơi (cảm thán) 2:thưa ông (gọi đáp ) 3:chả nhẽ(tình thái) 4:ngôi nhà chung của chúng ta (phụ chú) 5:ôi(cảm thán) 6:bạn thân nhất của tôi(phụ chú) 7:có lẽ (tình thái) 8:ông giáo ạ(gọi đáp)
kể tên các thành phần biệt lập? xác định thành phần biệt lập trong câu sau "con ơi tuy thô sơ da thịt"
xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau:"giàu tôi cũng giàu rồi"
Thành phần tình thái
Thành phần cảm thán.
Thành phần gọi đáp
Thành phần phụ chú
Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt" có thành phận gọi đáp : con ơi
Thành phần khởi ngữ trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi" : giàu
-Có 4 Thành phần biệt lập,là: Thành phần tình thái, Thành phần cảm thán, Thành phần gọi đáp và Thành phần phụ chú.
-Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt"
thành phần gọi đáp là "con ơi"
-Trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi"
Khởi ngữ là "giàu"
Phần II. Tự luận
Xác định các thành phần biệt lập trong câu sau:
Bác sĩ ơi! Đã có ánh sáng rồi! Mời bác sĩ sang xem.
Bác sĩ ơi! Đã có ánh sáng rồi! Mời bác sĩ sang xem.
→ Thành phần gọi – đáp: Bác sĩ ơi!
Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào - chức năng
1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.
2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
5. Hình như đó là bạn Lan
1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu. (thành phần cảm thán). Bộc lộ tâm lý người nói.
5. Hình như đó là bạn Lan. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
Xác định các thành phần biệt lập trong câu sau:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
→ Thành phần cảm thán: than ôi!
Câu 3: (1,0 điểm)
Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó:
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác những hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sapa)
Câu 1: Thế nào là khởi ngữ ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng khởi ngữ, chỉ ra khởi ngữ
Câu 2 : Thế nào là thành phần biệt lập ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng ít nhất 3 thành phần biệt lập, chỉ ra và gọi tên 3 thành phần biệt lập ấy
Câu 3 : Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu sau đó chỉ ra sự liên kết
Câu 4 : Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Viết đoạn văn từ 3 ---> 5 câu có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý, chỉ ra câu có hàm ý và nói rõ hàm ý của câu đó là gì ?