Đọc hiểu bài ca chúc tết thanh niên . Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào
gấp ạ
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1(1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo).
tham khảo
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1(1 điểm):
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm
- Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...
- Từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...
Câu 3 (1 điểm):
- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh
- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha.
Câu 4 (1 điểm).
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...
Câu 5 (1 điểm).
Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như:
- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân.
- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người.
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.
7.Từ đọc hiểu bài thơ, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về “ lòng yêu nước” của thiếu niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Viết bvan Phân tích văn bản cố Hương của lỗ Tuấn chỉ ra sự giống nhau khác nhau về thể thơ đề tài thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau theo lục theo thể thơ lục bát
miếng trầu ăn tết làm đôi
lá trầu là vợ cau tươi là chồng
trầu xanh cau trắng cay nồng
phôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên
1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)
b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?
c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì ? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 - 4, 5 - 6).
d. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
e. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
"Nhận xét về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ có ý kiến cho rằng bài thơ đã thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên tri thức .Bằng hiểu biết của mình về bài thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên."Mn giúp em với ạ, em đang cần gấp ạ ngày mai em thi rồi ạ.🙏🙏🙏😭😭
Yêu cầu: Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra luật thanh điệu của các tiếng trong bài ca dao trên?
Câu 2: Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát qua bài ca dao trên?
Câu 3: Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ mà em đã được học có trong bài ca dao trên?
Câu 4: Qua những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao trên, em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả?
Câu 5: Từ nội dung bài ca dao trên em hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu về tình yêu quê hương, đất nước
Đọc lại theo trí nhơ bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 2: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
Câu 1:
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
- Là thể thơ có từ thời nhà Đường, bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối trong các câu 1,2,4,6,8.
Câu 2:
Nội dung:Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Câu 1: Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú
+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
+ Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8
Câu 2:
Nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống con người hôm nay.
Nghệ thuật:
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Giọng đùa vui hóm hỉnh
- Sáng tạo tình huống khi bạn đến chơi
- Cách lập ý bất ngờ