Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Rose Blink
Xem chi tiết
maitienthanh
Xem chi tiết
Không Tên
Xem chi tiết
Phạm Tiến Đạt
9 tháng 12 2023 lúc 10:20

Giải thích: Sự phân hóa địa hình có ảnh hưởng đáng kể đến khai thác kinh tế. Địa hình đa dạng và phân hóa có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.

 

Lời giải: Một ví dụ về ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế có thể là việc khai thác than đá tại địa phương em đang sinh sống. Nếu địa phương có địa hình phức tạp với nhiều dốc, núi cao, thung lũng sâu, việc khai thác than đá sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công trình khai thác và vận chuyển than đá sẽ phải đối mặt với những thách thức về địa hình, gây ra chi phí cao và rủi ro về an toàn lao động. Ngoài ra, việc khai thác than đá cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường như sự sụt lún đất, ô nhiễm nước và khí thải gây ô nhiễm không khí.

 

Tuy nhiên, nếu địa phương có địa hình phẳng, không có nhiều rào cản tự nhiên, việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ, việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, cảng biển hoặc đường sắt sẽ thuận lợi hơn trên địa hình phẳng.

 

Tóm lại, sự phân hóa địa hình có thể ảnh hưởng đến khai thác kinh tế bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế tại một địa phương.

Tick đi =>

Trương Bảo Thy
Xem chi tiết
Bạch Tấn Phú
26 tháng 4 2023 lúc 20:01

 Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

Liên hệ ở địa phương

Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản l‎‎ý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...

 

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 8 2017 lúc 9:04

- Đối với em.

     + Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;

     + Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.

     + Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp...

- Đối với gia đình em ở địa phương:

     + Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật;

     + Chất vấn đại biếu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội;

     + Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước;

     + Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng;

     + Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nếp sông văn minh và chống tệ nạn xã hội...

{Hell}mr monster
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
20 tháng 4 2023 lúc 23:25

Ở Ôx-trây-li-a, con người đã khai thác và sử dụng thiên nhiên trong một số phương thức như sau:

Khai thác khoáng sản: Ôx-trây-li-a là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu các loại khoáng sản như than đá, quặng sắt, bauxite, kim cương, urani và khí đốt. Tuy nhiên, việc khai thác này cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và động vật.

Sử dụng đất và nước: Người dân Ôx-trây-li-a sử dụng đất và nước để trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức đất và nước cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như sạt lở đất, xói mòn đất, và ô nhiễm nước.

Bảo vệ thiên nhiên: Chính phủ Ôx-trây-li-a đã có nhiều chính sách và hành động để bảo vệ thiên nhiên như thành lập các khu bảo tồn, quản lý rừng và đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng thiên nhiên ở Ôx-trây-li-a cũng gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và người dân địa phương. Việc khai thác khoáng sản và sử dụng đất, nước quá mức đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tương tự, ở Việt Nam, việc khai thác khoáng sản cũng gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường và người dân địa phương. Việc khai thác quá mức và không bảo vệ môi trường đã gây ra nhiều vấn đề như sạt lở đất, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó, cần có các ch

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:14

Tham khảo

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.

+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.

Vinh Huỳnh
Xem chi tiết
animepham
19 tháng 5 2022 lúc 7:04

tham khảo Nếu đúng;vv

Phần lớn đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây gỗ có đường kính to lớn, cong hoặc có những khuyết tật. Trog đó, thành phần chủng loại rất phức tạp , nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác , nhất là khai thác quy mô công nghiệp.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 4 2019 lúc 7:02

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...