Những câu hỏi liên quan
Pandazi Đào
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
21 tháng 2 2021 lúc 15:56

Tham khảo :

Câu thơ gợi ta nhớ đến một hình ảnh tương tự mà Đoàn Văn Cừ ghi lại được trong phiên chợ tết: Một thầy khoá ò lưng trên cánh phản Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”.Dường như trongnét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình.Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 1 2017 lúc 2:45

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Chi Lê
22 tháng 3 2021 lúc 18:07

C

Bình luận (0)
Hải Đăng
Xem chi tiết
Jang đzai :33
26 tháng 1 2022 lúc 16:58

- Biện pháp tu từ: so sánh: "Như phượng múa rồng bay"
- Tác dụng: Thể hiện được tài năng, tài hoa của ông qua những nét chữ bay bổng mà mềm mại, uyển chuyển. Đồng thời cũng giúp người đọc hình dung ra được sự ngưỡng mộ mà xã hội thời xưa dành cho ông khi nền Hán học còn được trọng dụng.

Bình luận (0)
hiếu nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 7 2021 lúc 19:28

a, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

b, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

Bình luận (0)
hiếu nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 7 2021 lúc 19:40

Câu này em hỏi 1 lần rồi còn gì?

a, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

b, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

Bình luận (0)
Mnh olm
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2022 lúc 7:13

-         Lời dẫn trong khổ thơ là:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Đó là lời dẫn gián tiếp.

Bình luận (0)
Minh khôi Bùi võ
2 tháng 4 2022 lúc 7:17

tham khảo
  Lời dẫn trong khổ thơ là:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Đó là lời dẫn gián tiếp.

Bình luận (0)
Trần Lê Bích Ngọc
Xem chi tiết
Minh Phương
27 tháng 4 2023 lúc 19:27

1. 

- Đoạn thơ được trích từ văn bản: ' Ông đồ'

- Tác giả: Vũ Đình Liên

2.

- Thể thơ: Ngũ ngôn

3. 

-Phép tu từ: so sánh

- Tác dụng: Cho ta thấy được nét chữ vô cùng của ông đồ, bay bổng. Ca ngợi ông đồ có hoa tay vô cùng đẹp khi ông viết chữ.

4.

- Nội dụng: Nói lên hình ảnh của ông đồ vào những ngày Tết.

Bình luận (0)
haru
Xem chi tiết
Lion
20 tháng 8 2018 lúc 18:36

Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
“Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay”.

Vũ Đình Liên à một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới. Đoạn thơ này được trích từ bài thơ " Ông Đồ".Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được nghề cho chữ đã từng được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đồ đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng c

Bình luận (0)
nguyễn thị tuyết sương
20 tháng 8 2018 lúc 18:41

           "Bao nhiêu người thuê viết

            Tấm tắc ngợi khen tài

            Hoa tay thảo những nét

            Như phượng múa rồng bay"

Có bài nào trên mạng thì bảo tui ko thì vt ra hộ tui nha

Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ các thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì cũng ông cử, ông tú, chứ ông đó là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bốc thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm. Ngày tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thú chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen lao đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông còn tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông. Tác giả giới thiệu: cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ trên cương vị người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sống được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến:

      Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Bình luận (0)
nguyễn thị tuyết sương
20 tháng 8 2018 lúc 18:43

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.

Bình luận (0)
Hoang Minh
Xem chi tiết