Bằng đoạn văn T-P-H 12 câu, em hãy cảm nhận khổ thơ đầu của bài thơ Nhớ rừng-Thế Lữ. Đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần và câu đặc biệt (gạch chân và chú thích)
Bằng đoạn văn T-P-H 12 câu, em hãy cảm nhận khổ thơ thứ 3 của bài thơ Nhớ rừng-Thế Lữ. Đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần và câu ghép (gạch chân và chú thích)
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu cảm nhận khổ thơ thứ nhất bài "Nhớ rừng". Trong đoạn sử dụng 1 câu nghi vấn, gạch chân và chú thích.
Tham Khảo
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục.
Câu 3. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu hãy làm rõ ước nguyện chân thành, tha
thiết của nhà thơ qua khổ thứ 2 của đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
và thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ).
có thể viết theo ý sau :
Hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu theo đúng phép lập luận tổng - phân - hợp, sử dụng và chú thích đúng câu cảm thán, câu phủ định.
- Nội dung: làm nổi bật được các ý sau:
+ Hình ảnh người bà:
./ Bà vừa là cha, vừa là mẹ lại vừa là người thầy. Bà đã thay thế và lấp đầy tất cả.
./Bà nhiều vất vả nhưng giàu tình yêu thương, nhẫn nại, giàu đức hy sinh.
+ Tình cảm của cháu dành cho bà:
./ Cháu còn nhỏ nhưng đã biết thương, biết ơn bà, hiểu những gian khổ, nhọc nhằn đời bà
./ Hai câu thơ cuối như lời trách móc vô cớ chim tu hú, tất cả xuất phát từ tình yêu thương và nỗi nhớ bà.
- Nghệ thuật: Sử dụng liệt kê, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, thiết tha, yếu tố tự sự kết hợp nhuần nhuyễn với biểu cảm.
Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ ''Ông đồ''.Đoạn văn có sử dụng câu phủ định(gạch chân và chú thích) KO SAO CHÉP VĂN MẪU Ạ !!!
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ "Quê Hương". Trong đoạn văn có sử dụng một câu có thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu. (gạch chân và chú thích dưới thành phần khởi ngữ và phép thế)
Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).
bài nhớ rừng
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về ba câu thơ trên. Đoạn văn có câu văn sử dụng câu mở rộng thành phần và thán từ (gạch chân, chú thích rõ câu mở rộng thành phần và thán từ)
giúp mik vs ạ. mik cần gấp ạ
viết đoạn văn diễn dịch (10-12 câu) nêu cảm nghĩ về khổ 2, khổ 3 trong bài thơ "nhớ rừng" trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán gạch chân và chú thích rõ
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ"
c)viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu đặc biệt, gạch chân và chú thích rõ.
Em tham khảo:
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng