Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
20 tháng 12 2021 lúc 8:23

Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự  báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã khiến người đọc ngỡ ngàng như thế thì chắc chắn vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc không thể kìm được lòng. Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy từ việc miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước rồi mới đến miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Sự tài tình của nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tâc nghệ thuật:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Nguyễn Du chưa hề đề câp đến sắc đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ nhấn mạnh cái “hơn” của cô chị trên cái nền của cô em.

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Một vẻ đẹp trên cả tuyệt đối của Thúy Kiều dưới ngòi bút miêu tả xuất chúng của Nguyễn Du. Dường như ông đang vẽ chứ không phải là viết nữa, đây chính là cái tài hiếm có ở Nguyễn Du. Đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh mảnh như nét núi mùa xuân hiền hòa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “hờn”, phải “ghen”. Nó hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ khiến thiên nhiên nhún nhường.

Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều lại khiến cho cuộc đời sau này của cô không hề yên ổn, gặp nhiều sóng gió. Đây chính là sự dự báo của Nguyễn Du cho cuộc đời nhiều cay đắng và nước mắt của Thúy Kiều.

Nguyễn Du đã nhắc đến tài năng của Thúy Kiều bằng những câu thơ:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nếu như tài năng của Thúy Kiều đứng thứ hai thì không có ai là thứ nhất. Thúy Kiều đa tài, cầm kỳ thi họa đều đủ cả. Nhưng liệu rằng cuộc đời của cô mai sau có yên ổn và sung sướng hay không.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích đẹp và nội dung và đẹp về ngôn từ. Đó chính là thành công của Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Kỳ Anh
20 tháng 12 2021 lúc 8:26

chị cũng chịu tại bài này lớp 9 em ạ :)))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Linh
20 tháng 12 2021 lúc 8:19

Em đánh nhầm bái là bài ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiba Channel
Xem chi tiết
Phung Thi Thuy Hang
1 tháng 9 2021 lúc 8:51

ko hiểu gì hết 

???

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 11 2023 lúc 11:29

Em cảm ơn thầy cô đã luôn nâng đỡ và dìu dắt em trên chặng đường chinh phục tri thức. 

Bình luận (0)
Hoàng Sơn nguyễn Đình
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Đạt
8 tháng 11 2017 lúc 23:03

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Bình luận (0)
Hot Girl
9 tháng 11 2017 lúc 4:24

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! 

        Chắc thế em không biết gì về Ngư văn lớp 8 mong anh tk cho em

Related image

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Nhã
9 tháng 11 2017 lúc 9:07

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống béo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, rồi bọ đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.

Không ! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ giành cho con người, mà đến cả một con chó. Một ngưởi đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh. Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ta phết chứ chả vừa đâu”. Chính chung ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất tì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẽ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn thepo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy” Đó là cái bi đát của thân phận con người? hay sự bất công của Thượng đế? Nam Cao nói lững, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triêt lý một cách siêu thực đến không ngờ.

Cũng như những nhân vật Thứ trong “Sống Mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc- đôi lúc đến dị hợm- nhưng dều đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những cái dõm đáng, nặt thiệp, tế nhị dường như không có chổ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; lang này đã chết con g con gaiái đâu mà sợ” Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một gười cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Tronh cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”. Tình thương lão giành cho người ở lại giường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, nhưng ai hiều được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn trử một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh. Có hai người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trôm hàng xóm. Chỉ ở hai thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nữa phong kiến đầy hư danh thực lợi đó. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nở giận”, mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con người torng xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống: Tình thuông yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn trốt xoáy ác liệt của hư vô.

Bình luận (0)
Toàn Nguyễn
Xem chi tiết
H T T
Xem chi tiết
Cherry
16 tháng 3 2021 lúc 15:39

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả. Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 15:41

Tham khảo nha em:

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

 
Bình luận (0)
Phương Lan
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 17:00

Tham khảo

Đến với làng quê Việt Nam, ai cũng phải trầm trồ trước những lũy tre làng rì rào trong gió. Tre là biểu tượng đẹp đẽ nhất của làng quê Việt. Tre mọc lên theo từng khóm, tre trúc đông đủ như một đại gia đình ấm no hạnh phúc nương tựa nhau để sống. Nhìn từ xa, lũy tre xanh xanh như bao bọc lấy xóm làng thân thuộc. Thân tre dài, vươn cao tới vài chục mét, xanh rì, trơn bóng. Thân tre được tạo lên từ nhiều đốt tre tròn tròn xanh biếc. Lá tre thon dài như chiếc thuyền nan, mặt trên phủ một lớp lông dày, khiến cho lá không thấm nước. Cây tre lưa thưa lá, lá mọc ra giữa các đốt. Gió thoảng qua tre rì rào tạo ra những âm thanh của đồng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống. Đã bao đời nay, tre gắn bó với mảnh đất làng quê.

Bình luận (7)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 4 2018 lúc 3:51

- Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về người thân đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ : 6 điểm.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 5,5 - 5 - 4,5 - 4…..

Gợi ý:

a. Người thân của em năm nay bao nhiêu tuổi ?

b. Người thân đó của em làm gì ?

c. Ngoại hình, tính cách người đó ra sao?

d. Tình cảm của người thân ấy đối với em như thế nào ?

e. Tình cảm của em đối với người thân đó ra sao ?

Bài làm tham khảo:

Mẫu 1:

       Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố em là một kỹ sư giỏi. Hằng ngày, bố thường mặc quần bò, áo phông trông rất trẻ trung. Bố em là người rất tận tụy trong công việc. Mặc dù bận rộn nhưng bố vẫn luôn dành thời gian giúp mẹ việc nhà và dạy em học bài. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.

Mẫu 2:

      Người em yêu quý nhất là ông nội. Năm nay, ông em đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi đã về hưu. Ông có nước da đồi mồi, mái tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Ông rất hiền hậu, yêu quý con cháu. Em rất yêu ông và mong ông sống lâu trăm tuổi.

Bình luận (0)
Phan Đức Trung
13 tháng 12 2021 lúc 17:55

      tả ông của em mẫu 1

Suốt bao năm qua, ông em là người đưa đón em đi học. Vì vậy, em rất thân thiết với ông. Năm nay, ông em đã gần bảy mươi tuổi. Mái tóc ông đã bạc trắng hơn nửa. Em rất thích vuốt vuốt chòm râu dài cũng bạc trắng của ông. Người ông cao lớn nhưng làn da đã nhăn nheo theo năm tháng. Gương mặt của ông hình chữ điền, góc cạnh. Đôi mắt nâu đen, sâu thẳm thường nhìn em trìu mến. Ông rất yêu thương em, ông thường dẫn em đi chơi, đi ăn, đi mua đồ. Mỗi lần em vâng lời, ông xoa đầu em và dặn mau lớn để làm chàng thanh niên điển trai, tài giỏi như ông ngày trẻ. Em chỉ biết cười rồi sà vào lòng ông nũng nịu.

Tả ông của em mẫu 2

Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành. Ông là người ông đáng kính nhất của em, em mong ông luôn khỏe mạnh sống thật lâu. Cả cuộc đời ông đã hi sinh hết mình vì con vì cháu. Thương ông, em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp tình yêu thương vô bờ bến mà ông dành cho em.

Tả ông của em mẫu 3

Ông ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Dáng người ông khom gầy. Mái tóc ông đã bạc trắng. Đôi mắt ông không còn sáng và minh mẫn như trước nữa. Mỗi khi đọc báo ông đều phải nheo mắt hoặc đeo kính lão mới có thể đọc được. Đôi mắt ấy luôn nhìn em với cái nhìn ấm áp, yêu thương. Vầng trán ông cao và rộng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn như vết hằn của thời gian nghiệt ngã. Nước da ông sạm đen, chai sần. Bàn tay ông thô ráp, chai sạn lại. Nhìn ông đầy vẻ khắc khổ của một người đàn ông một đời phiêu bạt lo toan. Mỗi tuần em đều đến thăm ông. Có gì ngon ông cũng dành phần em. Ông hay cho em mấy đồng lẻ để em khi thì mua cái kẹo, lúc lại mua cái bánh. Mỗi khi ở lại ăn cơm với ông, ông đều tự tay làm những món em thích. Ông thường kể em nghe chuyện ngày xưa ông đi bộ đội. Vết sẹo dài ở cánh tay phải của ông là minh chứng cho một thời gian khổ, anh hùng mà ông đã trải qua. Em rất yêu quý ông ngoại em. Em sẽ thường xuyên đến thăm ông và chăm sóc cho ông. Em mong ước ông sẽ sống lâu trăm tuổi cùng con cháu!

..................................................................................

Tuổi thơ của các em hầu hết đều gắn bó với ông bà nội, ngoại. Có lẽ chính vì vậy mà những bài văn của học sinh về tả ông bà luôn giàu cảm xúc và chân thật nhất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
4 tháng 10 2023 lúc 23:59

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Bình luận (0)