Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
xử nữ đáng yêu
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
19 tháng 6 2018 lúc 18:43

trả lời :

Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.

Nguyễn Đình Phong
19 tháng 6 2018 lúc 16:10

 Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người ( hoặc vật ) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. 
Ví dụ
- Xa lạ ( xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết. 
- Sách vở ( sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp : sách và vở ) 
- Ăn uống ( ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp : nói về việc ăn và uống ) 
* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người ( hay vật ) thì đó là từ ghép phân loại. 
Ví dụ : 
- Hạt thóc ( hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ... ) 
- Bà nội ( bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với : bà ngoại, bà dì .... ) 
- Bài học ( bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với : bài làm, bài tập ... )

Vũ Quỳnh Mai
19 tháng 6 2018 lúc 16:14

từ ghép phân loại là từ ghép chỉ 1 loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất.

các tiếng ghép lại tạo thành 1 nghĩa chung , có nghĩa tổng hợp , rộng lớn , khái quát hơn của phạm vi từng tiếng. 

heheminecraft
Xem chi tiết
Vũ Thùy Linh
14 tháng 5 2018 lúc 20:04

tu lay la tu co mot am mang net nghia cua tieng do con mot am ko mang nets nghia cua tieng do . hoac ca hai am ko mang net nghia cua  ting do

tu ghep co hai loai tu ghep tong hop va tu ghep phan loai

tu don tu phuc ban hoc roi tu tim hieu nha!!!!!

heheminecraft
Xem chi tiết
PHƯỚCGÀ127
15 tháng 5 2018 lúc 21:03

Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)

Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
 Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 3 2017 lúc 7:13

Đáp án: C

Lê Gia Khánh
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
28 tháng 9 2021 lúc 22:19

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc. ..

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu

Khách vãng lai đã xóa
Táo
28 tháng 9 2021 lúc 22:22

Từ láy:

Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.

Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng

Từ ghép:

+ Từ ghép chính phụ

Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…

+ Từ ghép đẳng lập

Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
 

Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…

Khách vãng lai đã xóa
Thanh
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
3 tháng 10 2016 lúc 9:31

- Từ ghép

+ Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
+ Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

Trần Đăng Nhất
3 tháng 10 2016 lúc 9:33

từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ,tiếng phụ để bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp nên không có tiếng chính và tiếng phụ

Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 11:44

Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

trần thị tuyết mai
Xem chi tiết
KAl(SO4)2·12H2O
30 tháng 9 2018 lúc 15:41

Từ ghép đẳng lập là 2 từ đều có nghĩa (hiểu nôm na là 2 từ bổ sung nghĩa cho nhau)

Từ ghép chính phụ là từ chính đứng trước từ phụ đứng sau, từ phụ bổ sung nghĩa cho từ chính. (cx có thể từ phụ đứng trước và từ chính đứng sau)

Nguyễn Phạm Hồng Anh
30 tháng 9 2018 lúc 15:55

Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Từ ghép đẳng lạp có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ).

Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Chúc bạn học tốt !

Hoan Nguyen
Xem chi tiết
Hana - chan
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
2 tháng 9 2016 lúc 16:34

1.Từ ghép: là những từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa.

2.Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. 

3.Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt ra tiếng chính tiếng phụ.

4.Ví dụ:

-Từ ghép chính phụ: vàng khè, chua lè,...

-Từ ghép đẳng lập: giày dép, bàn ghế, gối mền,..

Trần Việt Linh
2 tháng 9 2016 lúc 16:39

1.Từ ghép là những từ đc tạo bởi 2 hay nhiều tiếng ghép lại vs nhau để tạo thnhf nghĩa khi tách các tiếng này ra chúng có thể mang nghĩa hoặc không mang nghĩa

2. Từ ghép chính phụ là từ có 2 tiếng trở lên trong đó tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiaangs chính.VD: Bà ngoại

3.Từ ghép đẳng lập: là từ có 2 tiếng trở lên mà 2 từ đó có nghĩa ngang bằng nhau, có thể tách thành từ riêng biệt VD:Cây cỏ

Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 16:45

a)Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
- Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.

b)Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.

c)Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

d)Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...(Đẳng lập)

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...(Chính phụ)