Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt c...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc.
( Lão Hạc – Nam Cao)
1. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Bằng hiểu biết về toàn bộ văn bản “Lão Hạc” em hãy giới thiệu về nhân vật “tôi”. (2,0 điểm)
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (0,5 điểm)
3. Nêu hoàn cảnh sáng tác và nội dung của văn bản “Lão Hạc”. (1,0 điểm)
3. Tìm một câu ghép trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
4. Qua đoạn văn trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến với người đọc? (0,5 điểm)
5. Tìm một câu ca dao, tục ngữ thể hiện nội dung thông điệp của tác giả. (0,5 điểm)
7. Viết đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về nhân vật “tôi”, trong đó sử dụng một câu ghép, một trợ từ (gạch dưới câu ghép, trợ từ trong đoạn văn và chú thích rõ). (5,0 điểm