Cho 7.2g kim loại X có hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36g muối . Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học
Cho 7,2 gam kim loại X có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36 gam muối. Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của X.
\(X+H_2SO_4\rightarrow XSO_4+H_2\\Tacó: n_X=n_{XSO_4}\\ \Rightarrow\dfrac{7,2}{X}=\dfrac{36}{X+96}\\ \Rightarrow X=24\left(Magie-Mg\right)\)
\(n_X=\dfrac{7,2}{M_X}\left(mol\right)\)
PTHH: X + H2SO4 --> XSO4 + H2
____\(\dfrac{7,2}{M_X}\)----------->\(\dfrac{7,2}{M_X}\)
=> \(\dfrac{7,2}{M_X}\left(M_X+96\right)=36=>M_X=24\left(g/mol\right)\)
=> X là Mg (Magie)
Gọi x là số mol của kim loại X
PTHH: X + H2SO4 XSO4 + H2
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mH2SO4 = m muối + mH2
7,2 + 98x = 36 + 2x
x = 0,3 (mol)
MX = 7,2 : 0,3 = 24 (g/mol)
X là magie (Mg)
Cho kim loại X (hóa trị III) tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam muối khan. Nếu lấy cùng lượng X như trên cho tác dụng với dd H2SO4 loãng vừa đủ rồi cô cạn dung dịch, thì thu được b gam muối khan. Lập biểu thức tính số mol X theo a, b.
\(n_{XCl_3}=\dfrac{a}{M_X+106,5}\left(mol\right)\)
PTHH: 2X + 6HCl --> 2XCl3 + 3H2
=> \(n_X=\dfrac{a}{M_X+106,5}\left(mol\right)\)
\(n_{X_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{b}{2.M_X+288}\left(mol\right)\)
PTHH: 2X + 3H2SO4 --> X2(SO4)3 + 3H2
=> \(n_X=\dfrac{b}{M_X+144}\left(mol\right)\)
Cho 5,4g kim loại M hóa trị III tác dụng vừa đủ với 395,2g dung dịch H2SO4 loãng. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 8,55% và thu được 0,6g H2. a/ Tìm tên kim loại? b/ Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 ban đầu? c/ nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl 1M thì phải dùng bao nhiêu ml để có thể hòa tan hết lượng kim loại M nói trên?
các bạn giúp minh nhá:) cám ơn mn nhiều nha
a)
\(n_{H_2}=\dfrac{0,6}{2}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: 2M + 3H2SO4 --> M2(SO4)3 + 3H2
0,2<----0,3<--------0,1<-------0,3
=> \(M_M=\dfrac{5,4}{0,2}=27\left(g/mol\right)\)
=> M là Al
b) \(C\%_{dd.H_2SO_4}=\dfrac{0,3.98}{395,2}.100\%=7,44\%\)
c)
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
0,2-->0,6
=> \(V_{dd.HCl}=\dfrac{0,6}{1}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\)
Cho 7,8 gam kim loại X có hóa trị III tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sau phản ứng thấy thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Hãy cho xác định tên và kí hiệu hóa học của X.
\(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\left(mol\right)\)
\(2X+2NaOH+2H_2O->2NaXO_2+3H_2\)
0,15<---------------------------------------0,225
=> \(M_X=\dfrac{7,8}{0,15}=52\left(g/mol\right)\)
=> X là Cr(Crom)
Cho 7,2 gam kim loại X có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36 gam muối. Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của X.
Cho một lượng kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 11,98% . xác định tên và kí hiệu của kim loại trên
Cho 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1 40%. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,7g muối khan.
a. Tìm khối lượng dung dịch HCl đã dùng ?
b. Cho biết 2 kim loại này thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong PNC II. Xác định tên 2 kim loại và % theo khối lượng hỗn hợp muối ban đầu ?
a) Gọi công thức chung của 2 muối là RCO3
PTHH: RCO3 + 2HCl --> RCl2 + CO2 + H2O
=> \(n_{RCO_3}=n_{RCl_2}\)
=> \(\dfrac{28,4}{M_R+60}=\dfrac{31,7}{M_R+71}\)
=> MR = \(\dfrac{104}{3}\left(g/mol\right)\)
\(n_{RCO_3}=\dfrac{28,4}{\dfrac{104}{3}+60}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: RCO3 + 2HCl --> RCl2 + CO2 + H2O
0,3--->0,6
=> mHCl = 0,6.36,5 = 21,9 (g)
b) MR = \(\dfrac{104}{3}\left(g/mol\right)\)
Mà 2 kim loại thuộc 2 chu kì kế tiếp trong nhóm IIA
=> 2 kim loại là Mg, Ca
Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{MgCO_3}=a\left(mol\right)\\n_{CaCO_3}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=0,3\\84a+100b=28,4\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\left(mol\right)\\b=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{MgCO_3}=\dfrac{0,1.84}{28,4}.100\%=29,577\%\\\%m_{CaCO_3}=\dfrac{0,2.100}{28,4}.100\%=70,423\%\end{matrix}\right.\)
Hỗn hợp rắn X gồm M, MO và MCl2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch A và khí (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn. Mặt khác, khi cho hỗn hợp X vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng, tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch, thu được muối khan. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
M + 2HCl → MCl2 + H2↑
MO + 2HCl → MCl2 + H2O
MCl2 + 2NaOH → M(OH)2↓ + 2NaCl
M(OH)2 → MO + H2O
M + CuCl2 → MCl2 + Cu↓
cho 5,4g kim loại A chưa biết hóa trị tác dụng với dung dịch H2SO4.Sau phản ứng thu được 342g dung dịch muối 10%
a) Tìm tên kim loại
a) Gọi hóa trị của kim loại A là n(n>0,n∈Z)
\(n_A=\dfrac{5,4}{A}mol\\ n_{A_2\left(SO_4\right)_n}=\dfrac{342.10\%}{100\%.\left(2A+96n\right)}mol\\ 2A+nH_2SO_4\rightarrow A_2\left(SO_4\right)_n+nH_2\\ \Rightarrow n_A:2=n_{A_2\left(SO_4\right)_n}\\ \Leftrightarrow\dfrac{5,4}{A}:2=\dfrac{342.10\%}{100\%\left(2A+96n\right)}\\ \Leftrightarrow A=9n\)
Với n = 3 thì A = 27(TM)
Vậy kim loại A là Nhôm
Hỗn hợp X1 gồm Fe, FeCO3 và kim loại M ( có hóa trị không đổi). Cho 14,1 gam X1 tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch X2 và 4,48 lít hỗn hợp Y1 ( có tỉ khối so với hidro là 16,75) gồm hai chất khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Để trung hòa HNO3 dư có trong dung dịch X2 cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M và thu được dung dịch X3. Chia X3 làm hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem cô cạn thì thu được 38,3 gam hỗn hợp muối khan.
– Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 8,025 gam kết tủa của 1 chất.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các chất khí đều đo ở đktc, quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học. Giá trị của x gần với giá trị nào sau đây?
A. 2,26
B. 2,42
C. 2,31
D. 1,98
Đáp án C
* Hỗn hợp gồm kim loại M, Fe, FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí nên 2 khí là NO và CO2
Tính được nCO2=0,05 mol, n(NO)=0,15 mol nên n(FeCO3)=n(CO2)=0,05 mol.
Đặt nM=a mol, nên n(Fe)=b mol. Ta có: aM+56b+116.0,05=14,1
Nên aM+56b=8,3 (1)
- Dung dịch X2 có : a mol M(NO3)n; (b+0,05) mol Fe(NO3)3, HNO3 dư, có thể có c mol NH4NO3.
+ Phản ứng trung hòa:
HNO3+NaOH→NaNO3+H2O
n(NaOH)= n (HNO3dư)=0,2.1=0,2 mol
- dung dịch X3 có a mol M(NO3)n,( b+0,05) mol Fe(NO3)3, 0,2 mol NaNO3, có thể c mol NH4NO3.
* Cô cạn ½ dung dịch X3, tổng khối lượng chất rắn thu được là:
(M+62n)a+242(b+0,05)+80.c+85.0,2=38,3.2=76,6
aM+62an+242b+80c=47,5 (2)
* Cho dung dịch NaOH dư và ½ dung dịch X3 thu được kết tủa của một chất đó là Fe(OH)3
Fe(NO3)3+3NaOH→3NaNO3+Fe(OH)3
Ta có: 107(b+0,05)=16,05 suy ra b=0,1
Theo bảo toàn electron, ta có: an+ 0,3+0,05=0,45+8c suy ra an=0,1+8c (5)
Từ (1) suy ra aM=2,7 (6)
Từ (2) aM+62an+80c=23,3 (7)
Từ (5), (6), (7) an=0,3; c=0,025 M=9n n=3; M=27 là Al là nghiệm thỏa mãn.
n(HNO3 phản ứng)=nN(sp)=0,1.3+0,15.3+0,025.2+0,15=0,95mol
n(HNO3 bắt đầu)=0,95+0,2=1,15 mol x= CM(HNO3)=2,3M.