Những câu hỏi liên quan
Tạ Thùy Dương
Xem chi tiết
UwU hc
5 tháng 1 2023 lúc 20:48

Oh~ lớp mấy r

 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 1 2023 lúc 20:48

chúc bạn may mắn nhé

Ngô Thanh Phong
5 tháng 1 2023 lúc 20:48

chúc điểm cao 10 hết nha

Jiwon
Xem chi tiết
Sky lilk Noob---_~Phó꧁ミ...
5 tháng 1 2022 lúc 20:44

CHúc bạn thi tốt, may mắn trên 9đ các môn ( •̀ ω •́ )✧

GOOD LUCK IN THE EXAM  O(∩_∩)O

 

 

Nguyễn Khôi Nguyên (^人^...
6 tháng 1 2022 lúc 20:09

chúc bạn thi tốt nha bình tĩnh làm bài và thật là cẩn thận nha

(ko là Tết này ăn Tết dưới âm phủ cùng ông bà đó )

Hồ Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 3 2021 lúc 20:13

a) Ta có: \(\widehat{xOt}+\widehat{tOy}=90^0\)(hai góc phụ nhau)

\(\Leftrightarrow\widehat{tOy}=90^0-\widehat{xOt}=90^0-40^0\)

hay \(\widehat{tOy}=50^0\)

Vậy: \(\widehat{tOy}=50^0\)

Anh cũng chỉ là con gái
Xem chi tiết
bao quynh Cao
13 tháng 4 2015 lúc 19:21

                                                  dạng toán tổng hiệu

                        Vì 2 góc xot và toy là 2 góc kề bù nên Góc xot là:
                       (180 - 25) : 2 = 77,5 (độ

Cute phômaique
13 tháng 4 2015 lúc 18:36

Vì 2 góc xot và toy là 2 góc kề bù nên có số đo là 180 độ
Góc xot là:
(180 - 25) : 2 = 77,5 (độ)

Phan Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết
z | O | Suỵt!
15 tháng 1 2022 lúc 22:33

ko nhắn linh tinh 

Khách vãng lai đã xóa
Trần Phương Anh
15 tháng 1 2022 lúc 22:34

??? bn nhắn gì zậy

Khách vãng lai đã xóa
TNCP
16 tháng 1 2022 lúc 0:51

có liền vào câu hoie của tui đi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Chi
Xem chi tiết
toiyeubongda
28 tháng 4 2021 lúc 20:30

Khúc Haọ làm việc theo đường lối khoan dung giản dị mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân .

ShadTheShadow
28 tháng 4 2021 lúc 20:38

Những Việc Làm Của Khúc Hạo:
+Làm việc dù trong và ngoài nước đều theo đường lối khoan dung,giản dị để đem lại cuộc sống bình yên cho dân chúng.
+Đặt lại các khu vực hành chính.
+Cử người trông coi cẩn thận mọi việc ở các huyện,xã.
+Định lại mức thuế đinh,bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
=>Từ những việc trên,Khúc Hạo là người:
+Biết chăm lo cho dân,gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến phương Bắc,xây dựng một cuộc sống mới,đất nước hoàn toàn độc lập cho người dân.
+Mong muốn rằng đất Việt là do người Việt cai quản,tự người Việt quyết định tương lai sau này.

 

Hoàng Tiến Long
Xem chi tiết

a) Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có 2 tia Oy và Ot

    mà : xÔy = 80 độ ; xÔt  = 40 độ => xÔ t > xÔy (80 độ > 80 độ)

=> Tia ot nằm giữa 2 tia Ox và Oy

Khách vãng lai đã xóa

b) Tính góc tOy trước đi :)

   Có : xÔt = 40 độ, tÔy = 40 độ 

 mà : 40 độ = 40 độ => xÔt = tÔy

 Vậy xÔt = tÔy

   

Khách vãng lai đã xóa

c) Tia Ot là tia phân giác của xÔy vì :

 +, Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oy

 +, xÔt = tÔy

Khách vãng lai đã xóa
Minh Tâm
Xem chi tiết
Chuu
26 tháng 3 2022 lúc 19:21

THAM KHẢO:

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời cổ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
26 tháng 3 2022 lúc 19:22

Tham khảo:

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

 

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
26 tháng 3 2022 lúc 19:22

Tham Khảo

– Một cây sắt lớn mà ta kiên nhẫn, bền chí đem ra mài, hết ngày này đến ngày khác, lâu ngày chầy tháng rồi cũng trở thành một cây kim hữu dụng.

– Có những công việc lớn hoặc khó, ta không thể làm một ngày một buổi mà xong. Nếu ta không bền chí, quyết tâm làm hoài thì phải bỏ dở nửa chừng. Trái lại, nếu ta quyết vượt qua khó khăn trở ngại, kiên nhẫn làm mãi thì thế nào cũng đi đến kết quả tốt đẹp.

-Xưa ông Châu Trí mồ côi cha mẹ, phải đến chùa mà ở. Nhà chùa thường đi ngủ sớm để tiết kiệm dầu đèn của bá tánh cung cấp cho. Ông ra sân chùa quét lá đa khô đốt lên, lấy ánh lửa để mà học tập. Phải học tập trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà ông không nản lòng nên sau này trở thành một bậc tài danh. Nay có thầy Nguyễn Ngọc Ký vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích. Thầy học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.Thầy là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.

– Khuyên ta bất cứ làm việc gì, ta không nên làm ít bữa, thấy khó rồi bỏ đi, mà phải chịu khó làm mãi, không thối chí ngã lòng thì mới xong việc… Tục ngữ cũng có những câu có ý nghĩa tương tự: Có chí thì nên, Nước chảy đá mòn…

– Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Con người ta ai cũng muốn thành đạt.Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai.Để động viên con người vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ:

" Có công mài sắt có ngày nên kim "

 

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào. Thân kim bằng sắt tròn,mảnh,nhỏ xíu.Đầu kim nhọn sắt.Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua.Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời.Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại.Ai có công mài sắt bền bỉ,kiên trì sẽ có ngày nên kim.Đức kiên trì,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở.Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến,nhất định thắng lợi.Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì,bền gan vững chí của cả dân tộc.Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi,đã giành được độc lập cho dân tộc,tự do cho nhân dân.Nhờ kiên trì kháng chiến,nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục.Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng,sông Đáy, sông Thương,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ.Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất,hoàn toàn là sức lao động thủ công,không có máy xúc,máy ủi,máy gạt,máy đầm như ngày nay,cha ông ta đã kiên trì,quyết tâm lao động và thành công.

Trong học tập,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công.Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc,biết viết,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông.Trong quá trình lâu dài ấy,nếu không có lòng kiên trì luyện tập,cố gắng học hành,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp.Người bình thường đã vậy,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn.Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè.Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận.anh đã học xong phổ thông,học xong đại học và trở thành thầy giáo,một nhà giáo ưu tú.

Thế mới biết ý chí,nghị lực,lòng kiên nhẫn,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung.Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí: có công mài sắt có ngày nên kim.caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan,tin tưởng.

Xem thêm:  Top 200+ những câu nói hay về sự cố gắng để khích lệ bản thân

 

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Việc tu dưỡng,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên,liên tuc.Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 2

Trong cuộc sống, làm bất cứ việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng việc. Trái lại, nếu cố gắng, bền bỉ, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành. Cũng chính vì thế, nên tục ngữ có câu:"Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta gặp nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài, mài mãi… cho đến mọt ngày nào đó thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại.

Bên cạnh nghĩa đen trên, c6au tục ngữ còn có nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu: có sự kiên nhẫn, có quyết tâm cao, thì việc gì dù khó đến đâu cũng có thể làm xong.

Có biết bao tấm gương đã chứng minh điều đó.

Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần.

Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.

Nhìn ra nước ngoài ta thấy nhà khoa học nổi tiếng Niutơn, là một tấm gương kiên trì về học tập và nghiên cứu. Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở nước Anh, mãi đến năm 12 tuổi mới được ra thành phố học tập và kết quả học tập năm đầu chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ hai, cậu bị một anh bạn học giỏi nhất lớp bắt nạt. Cậu tức quá, quyết tâm học giỏi hơn anh ta để trả thù. Sau đó cậu say mê làm việc, miệt mài đọc sách và trở nên giỏi nhất lớp. Năm 16 tuổi, Niutơn phải nghỉ học về quê sống với mẹ. Bà mẹ muốn hướng cậu vào công việc làm ăn nhưng cậu lại chẳng thiết tha mà chỉ chăm chú đọc sách. Năm sau, nhờ sự góp ý của ông chú, bà mẹ cậu lại cho cậu vào đại học. Ở đấy Niutơn đã bỏ hết thời gian vào việc nghiên cứu học tập và cuối cùng ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới.

 

Qua một vài tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rát ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Tóm lại, điều mà câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim muốn nhắn ngủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Chính là từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ và xem đó là một bài học rất quý giá giúp ta trau dồi ý chí nhằm vươn tới, tiến lên.

 

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:"Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 3

Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công. 

Ta thấy câu tục ngữ trên có 2 vế. Vế thứ nhất là điều kiện:”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả:”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc ký… Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho Dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ… Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại. 

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Xem thêm:  1000+ stt hay về tình yêu, tình bạn, tình chị em hot nhất

 

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 4

Trong cuộc sống, ai cũng đều phải trải qua những khó khăn, những chướng ngại. Và không phải ai cũng đạt được sự thành công. Sự thành công đến không phải do may mắn, mà chính là do nỗ lực của bản thân, là sự kiên trì trong cả một thời gian dài. Thành công chỉ đến với những ai đã kiên trì, cố gắng hết sức mình. Thế nên, nhân dân ta đã có câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Thật vậy, có công kiên trì làm việc thì có ngày cũng thành công. Như mọi người biết, cây kim là một vật dùng để may vá, rất nhỏ và nhọn, phía trôn kim thì có một lỗ nhỏ để xỏ chỉ vào. Còn sắt là một kim loại hữu dụng, cứng, nhỏ và rất khó mài. Nhưng nếu so với cây kim, thì sự nhỏ nhắn của sắt chẳng thấm là bao. Nên rõ ràng, để có thể tạo thành cây kim từ sắt là một việc làm rất khó, là cả một quá trình tôi luyện, một quá trình của sự kiên trì để có thể đạt đến thành công. 

Trong đời sống cũng thế. Cố gắng, kiên trì sẽ dẫn tới thành công. Ở đời, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trên con đường để dẫn đến hòn đảo thành công là những đoạn sóng dữ, có khi là những cơn bão biển cuồng nộ. Chỉ cần có sự kiên trì và nỗ lực hết mình, việc đạt tới thành công, không phải là chuyện khó. Trên thế giới, đã có nhiều danh nhân từng thất bại, con thuyền của họ nhiều khi đã bị lắc lư, có khi sắp bị lật sấp nhưng họ đã không buông tay lái, họ đã kiên trì bám lấy nó để rồi giờ đây, tên tuổi họ đã trở thành vĩnh cửu. Đó là Thomas Edison, với hơn 10 000 lần thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Đó là Abraham Lincoln đã từng thất bại trong kinh doanh, thua trong nhiều cuộc bầu cử, bị người tình bỏ rơi và từng bị suy nhược thần kinh trước khi ông trở thành tổng thống của Hoa Kì. Đó là Helen Keller hoàn toàn bị mù và điếc, nhiều khi bà đã hoàn toàn tuyệt vọng nhưng rồi bà đã cố gắng vượt qua bản thân để trở thành một nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng và có nhiều bài diễn thuyết hay trên toàn thế giới. Và gần hơn nữa, đó chính là tấm gương của Hồ Chủ tịch. Trong những ngày tháng bôn ba nước ngoài, Bác Hồ đã phải kiên trì học hỏi, phải chịu biết bao nhiêu khổ cực, gian lao nơi đất khách quê người để có thể chờ ngày về giúp nước. Hiện nay, chúng ta có thầy Nguyễn Ngọc Ký bị cụt hai chân nhưng vẫn cố gắng đi học, để rồi trở thành một nhà giáo ưu tú. Họ là những người đã kiên trì, nỗ lực hết mình để có thể đạt được thành công, đem lại vinh quang cho bản thân. Những kết quả mà họ đạt được chính là các cây kim được mài, được rèn giũa từ những thanh sắt cứng cáp. 

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ quả thật rất đúng và là kim chỉ nam với tất cả mọi người. Trước mặt chúng ta luôn là những thử thách, chướng ngại và chính lòng kiên trì là thước đo lớn nhất để ta có thể vượt quả những thử thách và chướng ngại đó.Câu tục ngữ chính là lời dạy quý báu: Kiên trì ắt thành công.