2. Hãy tách các muối sau ra khỏi hỗn hợp gồm: BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2
3. Trình bày phương pháp hóa học tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp (ở dạng rắn) gồm: CuCl2, AgCl, CaCO3 và NaCl
2.
Trích các mẫu thử rồi đánh dấu.
- Cho nước vào các mẫu thử.
Hai mẫu thử có kết tủa trắng là \(BaCO_3;BaSO_4\).
Còn lại hai mẫu thử tan trong nước là \(KCl;MgCl_2\).
- Cho hai mẫu thử \(BaCO_3;BaSO_4\) vào dung dịch HCl dư.
Mẫu thử có kết tủa trắng tan dần và có khí thoát ra là \(BaCO_3\).
Còn lại \(BaSO_4\) không xảy ra hiện tượng.
PTHH: \(BaCO_3+2HCl\rightarrow BaCl_2+CO_2\uparrow+H_2O\)
- Cho dung dịch \(Na_2CO_3\) vão hai mẫu thử \(KCl;MgCl_2\).
Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là \(MgCl_2\).
Còn lại \(KCl\) không xảy ra hiện tượng.
PTHH: \(MgCl_2+Na_2CO_3\rightarrow MgCO_3+2NaCl\)
1. Hãy tách các muối sau ra khỏi hỗn hợp gồm: BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2
2. Trình bày phương pháp hóa học tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp (ở dạng rắn) gồm: CuCl2, AgCl, CaCO3 và NaCl
1. Hãy tách các muối sau ra khỏi hỗn hợp gồm: BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2
Hoà tan các muối vào nước
+ Không tan : BaCO3, BaSO4
+ Tan : KCl, MgCl2
Cho dung dịch HCl vào 2 muối không tan
+ Tan : BaCO3
BaCO3 + 2HCl ---------> BaCl2 + H2O + CO2
+ Không tan : BaSO4, lọc lấy chất rắn thu được BaSO4 tinh khiết
Cho tiếp dung dịch Na2CO3 vào dung dịch đã tan trong HCl của BaCO3
Lọc lấy kết tủa, thu được muối BaCO3
BaCl2 + Na2CO3 ----------> BaCO3 + 2NaCl
Cho dung dịch KOH vào hỗn hợp dung dịch 2 muối tan (KCl và MgCl2)
+ MgCl2 tạo kết tủa
MgCl2 + 2KOH ---------> Mg(OH)2 +2KCl
+ Dung dịch còn lại là KCl, cô cạn thu được muối KCl
Lọc lấy kết tủa, cho HCl vào kết tủa
2HCl + Mg(OH)2 --------> MgCl2 + H2O
Cô cạn dung dịch thu được MgCl2
2. Hòa tan chất rắn vào nước
+ Tan : CuCl2, NaCl (Nhóm I)
+ Không tan : CaCO3, AgCl (Nhóm II)
Cho HCl vào chất rắn (Nhóm II)
Chất rắn không tan là AgCl, lọc chất rắn thu được AgCl tinh khiết
CaCO3 tan, lấy dung dịch đó cho tác dụng với Na2CO3, lọc kết tủa thu được CaCO3 tinh khiết
CaCO3 + 2HCl ----------> CaCl2 + H2O + CO2
CaCl2 + Na2CO3 ----------> CaCO3 + 2NaCl
Cho NaOH vào (Nhóm I)
Lọc lấy kết tủa cho kết tủa với HCl, cô cạn dung dịch thu được CuCl2
CuCl2 + 2NaOH ---------> Cu(OH)2 + 2NaCl
Cu(OH)2 + 2HCl --------> CuCl2 + 2H2O
Lấy dung dịch còn lại sau khi lọc kết tủa, đem đi cô cạn thu được NaCl
Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: NaCl; CaCl2; CaO (khối lượng các chất ban đầu không thay đổi; các hóa chất sử dụng để tách phải dùng dư). Làm sơ đồ tách được không ạ?
1, hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2, Al2O3 bằng phương pháp hóa học hãy tách chất ra khỏi hôn hợp A mà ko lm thay đổi khối lượng hỗn hợp
2,Dùng phenolphtaleinlamf thuốc thử hãy nêu cách nhận biết các chất sau NaCl, NaHSO4,CaCl2,AlCl3,FeCl3,Na2CO3
tách CuO : A vào nước dư => dd B CuCl2 và AlCl3. rắn E CuO và Al2O3 > NaOH dư được CuO không tan. tách Al2O3 : sục CO2 vào natri aluminat ra nhôm hidroxit đem nung ra Al2O3. tách cucl2 : cho B td naoh lọc kết tủa cô cạn ra cucl2.( alcl3 ra natri aluminat ). tách alcl3 : sục co2 dư vào dd natri aluminat => nhôm hidroxit cho td hcl dư rồi cô cạn là dc
Làm thế nào để tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp ?
a) Muối ăn ra khỏi hỗn hợp với cát.
b) Muối ăn ra khỏi hỗn hợp với dầu hoả.
c) Dầu hoả ra khỏi hỗn hợp với nước.
d) Đường kính ra khỏi hỗn hợp với cát.
a, Cho hỗn hợp muối ăn có lẫn cát vào nước. Muối ăn tan , cát không tan được ,chìm xuống đáy. Dùng dụng cụ vớt cát ra khỏi hỗn hợp. Ta thu được cát nguyên chất. Sau đó đem hỗn hợp nước muối đun nóng, nước bay hơi còn lại muối ăn. Ta thu được muối ăn nguyên chất.
b. Cho hỗn hợp muối ăn có lẫn dầu hỏa vào nước. Muối ăn tan trong nước còn dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước. Ta dùng dụng cụ vớt dầu ra khỏi hỗn hợp. Thu được dầu hỏa . Tiếp đó, ta đun nóng hỗn hợp nước muối. Nước bay hơi còn lại muối. Ta thu được muối ăn.
c, Cho hỗn hợp dầu hỏa có lẫn nước vào bình chiết. Dầu hỏa nhẹ hơn nên sẽ nổi lên. Ta mở van để nước chảy ra đến hết, ta khóa van lại. Thu được dầu hỏa và nước
d, Cho hỗn hợp đường và cát vào nước. Dùng dụng cụ khuấy đến khi đường tan. Cát không tan được lắng xuống đáy, dùng dụng cụ vớt ra. Thu được cát. Đun nóng hỗn hợp nước đường, nước bốc hơi còn đường lắng lại. Thu được đường
a)hòa vs nước cho muối ăn tan trg nước.Dùng giấy lọc để tách nước muối ra khỏi cát.dùng phương pháp cô cạn ta đc muối
Mục đích của việc tách muối ăn (sodium chloride, NaCl) ra khỏi hỗn hợp nước muối (dung dịch sodium chloride, dung dịch NaCl) để thu được
a) Chất không tan
b) Chất tinh khiết là nước (H2O)
c) Hỗn hợp nước muối ( dung dịch sodium chloride, dung dịch NaCl)
d) Chất tinh khiết là muối ăn (sodium chloride, NaCl)
trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:
1.dầu hỏa,nước
2.rượu,nước
3.muối,cát,nước
4.bột sắt,vụn gỗ,vụn đồng
5.tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường,tinh bột
6.tách oxi ra khỏi hỗn hợp oxi,caconic
Tham khảo:
1. Đổ hỗn hợp vào phễu chiết. Dầu hỏa không tan trong nước và nổi lên trên. Mở khóa chiết ta tách riêng được nước và dầu hỏa.
2. Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của nước và rượu. Chưng cất hỗn hợp ở 78,3oC ta thu được rượu bay hơi, còn lại là nước.
3. Hòa tan hỗn hợp vào nước, lọc lấy kết tủa sấy khô ta thu được cát.
Chưng cất dung dịch nước lọc, ngưng tụ hơi thoát ra ta thu được nước. Chất rắn kết tinh là muối.
4. Dùng nam châm hút thu được vụn sắt.
Cho hỗn hợp vụn gỗ và vụn đồng vào nước thu được vụn gỗ nổi lên trên và vụn đồng nặng hơn chìm xuống dưới.
5. Hòa tan hỗn hợp vào nước, lọc lấy kết tủa sấy khô thu được tinh bột.
Cô cạn dung dịch thu được đường
6. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư. Thu lấy khí thoát ra ta tách được khí oxi.
1. Đổ hỗn hợp vào phễu chiết. Dầu hỏa không tan trong nước và nổi lên trên. Mở khóa chiết ta tách riêng được nước và dầu hỏa.
2. Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của nước và rượu. Chưng cất hỗn hợp ở 78,3oC ta thu được rượu bay hơi, còn lại là nước.
3. Hòa tan hỗn hợp vào nước, lọc lấy kết tủa sấy khô ta thu được cát.
Chưng cất dung dịch nước lọc, ngưng tụ hơi thoát ra ta thu được nước. Chất rắn kết tinh là muối.
4. Dùng nam châm hút thu được vụn sắt.
Cho hỗn hợp vụn gỗ và vụn đồng vào nước thu được vụn gỗ nổi lên trên và vụn đồng nặng hơn chìm xuống dưới.
5. Hòa tan hỗn hợp vào nước, lọc lấy kết tủa sấy khô thu được tinh bột.
Cô cạn dung dịch thu được đường
6. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư. Thu lấy khí thoát ra ta tách được khí oxi.
Hãy tách các chất ra khỏi hh NaCl, CaCl2, CaO
đầu tiên cho khí CO2 qua hỗn hợp( CO2 dư) -> CaO+ CO2 --> CaCO3
---> cho hỗn hợp vào nước, tách được CaCO3 kết tủa nak.---> nung nóng kết tủa để nhiệt phân CaCO3 thành CaO
2 chất còn lại trong dung dịch nhé : ban đầu cho H2SO4 vào dung dịch 2 chất đó, tiếp theo lọc kết tủa thu được để riêng ra( coi là phần 1 ). vậy là trong dung dịch sau khi cho sẽ có CaSO4( tan ) và NaCl, H2SO4 dư
@@ nói thêm vì CaSO4 là chất ít tan nên phần kết tủa thì lọc được và phần tan thì vẫn trong dung dịch
tiếp theo cho BaS vào dung dịch có CaSO4( tan ) và NaCl, H2SO4 dư nak
lọc hết các kết tủa đi, vứt và không quan tâm đến nó
ta có các chất sau dung dịch sau phản ứng là CaS tan, BaS dư, NaCl tan
đến đây là ta có thể thu được lượng ion canxi còn lại bằng cách cho H2CO3 vào dung dịch lọc kết tủa thu được hỗn hợp CaCO3 và BaCO3.
--> tách được NaCl ra riêng rồi
điện phân nóng chảy hỗn hợp CaCO3 và BaCO3 thì thu được Ca và Ba nhé.
rồi lấy thêm phần 1 vào thì sẽ có lượng Ca ban đầu và thêm 1 lượng Ba
muốn tách 2 cái này thì mình chỉ nghĩ được cách dựa vào nhiệt độ nóng chảy mà thôi. xem cái nào bốc hơi trước thì sẽ thu được cả 2
vậy là ta đã có lượng Ca ban đầu rôi. bây giờ cho phản ứng với Cl2 nữa thôi
thế là các khối lượng được bảo toàn và thỏa mãn mọi điều kiện nhé
trong một lần làm thí nghiệm Hưng đã sơ ý làm lẫn NaCl vào lọ CaCl2 bằng kiến thức đã học em hãy hướng dẫn bạn Hưng tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
Lọc bỏ kết tủa ta thu được dd NaCl tinh khiết.
Lọc kết tủa cho kết tủa tác dụng với dd HCl dư sau đó cô cạn dung dịch ta thu được CaCl2 tinh khiết