Đặc điểm tự nhiên của một môi trường cụ thể.
- Đặc điểm tự nhiên của một môi trường (ôn hòa, đới lạnh, hoang mạc).
- Đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp của đới ôn hoà.
- Đặc điểm tự nhiên của một môi trườngcụ thể.
- Nguyên nhân sự phân bố các hoang mạc trên thế giới.
- Đặc điểm khí hậu một số môi trường qua biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường đới ôn hòa.
- Các đặc điểm tự nhiên châu Phi (địa hình, khí hậu, cảnh quan...).
- Kinh tế chung Châu Phi.
- Đặc điểm khí hậu, cảnh quan châu Phi.
- Những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển KT châu Phi.
Giúp mk với ạ, mk đang cần gấp
cắt ra đc k, chớ trả lời thì dài lắm á
trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới lạnh , môi trường hoang mạc
HEIP ME
* Môi trường đới lạnh
- Vị trí : nằm khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Đặc điểm : khí hậu vô cùng khắc nghiệt; nhiệt độ và lượng mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Mùa đông rất dài, nhiệt độ dưới -10oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ không quá 10oC. Đất đóng băng quanh năm. => Do vị trí địa lí nằm ở cực, góc nhập xạ thấp, thời gian được chiếu sáng thấp, có 6 tháng không nhận được ánh sáng mặt trời nên nhiệt lượng nhận được thấp, và vì không khí quá lạnh, không thể có mưa và mưa dưới dạng tuyết rơi.
* Môi trường hoang mạc :
- Vị trí : nằm dọc hai bên chí tuyến Bắc, Nam và nằm sâu trong nội địa hoặc nơi có dòng biển lạnh đi qua
- Đặc điểm : khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt. Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng mưa bốc hơi nước rất lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. => Nằm ở 2 đường chí tuyến là 2 đai áp cao, lượng mưa nhận được thấp, hầu như không có mưa. Diện tích lục địa lớn, gió biển không vào sâu được đất liền nên tạo ra được các hoang mạc lớn như sahara. Mặt khác diện tích đất liền lớn, đặc điểm của đất là hấp thụ nhiệt nhanh, tản nhiệt cũng nhanh nên tạo ra biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm.
- Đặc điểm tự nhiên của một môi trường (ôn hòa, đới lạnh, hoang mạc).
Ôn hòa:
Đới Ôn Hòa mag tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Thiên nhiên đới Ôn Hòa có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian và theo không gian. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông
Đới lạnh:
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực, có khí hậu vô cùng lạnh lẽo. Vùng đài nguyên nằm ven biển gần Bắc cực có các loài thực vật đặc trưng là rêu, địa y,... và một số loài cây thấp lùn, Động vật thích nghi được với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước. Một số động vật di cư để tránh mùa đông lạnh, số khác lại ngủ suốt mùa đông
Hoang mạc:
Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu nằm cọc theo hai đường chí tuyến. Khí hâu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất ớn. Do thiếu nước nên thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi. Các loài thực vật và động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể...
Môi trường đới ôn hòaVị trí
Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền ôn đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.
Khí hậu
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh
+ Nhiệt độ TB năm không quá thấp và không cao: khoảng 10 độ C
+ Lượng mưa trung bình năm khá thấp: khoảng 600 - 700mm
- Thời tiết thay đổi thất thường: có các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc lạnh ở vùng cực tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh
- Gió tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo khối khí ấm và ẩm, khiến thời tiết biến động, khó dự báo trước
- Các kiểu môi trường:
+ Ôn đới lục địa (chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ Bắc Mỹ và LBN, Tây Âu)
+ Ôn đới hải dương (ở bờ Tây lục địa)
+ Địa trung hải (Nam Âu, Bắc Phi, phía Bắc của Tây Nam Á)
+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm
+ Môi trường hoang mạc ôn đới (Trung Á)
Sự phân hoá của môi trường
Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Môi trường đới ôn hoà cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay: dần từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô. mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Đới lạnh
1. Đặc điểm của môi trường
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất dài. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
- Mưa ít (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
- Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...
- Các loài động vật thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ:
+ Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...);
+ Lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...);
+ Bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...);
+ Ngủ đông, di trú,...
Hoang mạc
1. Đặc điểm của môi trường
- Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
- Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
- Bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc cồn cát bao phủ, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, động vật chủ yếu là bò sát và côn trùng.
- Dân cư sinh sống tập trung trên các ốc đảo nơi có mạch nước ngầm lộ ra.
2. Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường
Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. Ví dụ: cây xương rồng, bao báp...
- Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống. Ví dụ: lạc đà, linh dương,..
Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình”
Thực trạng của môi trường tự nhiên;Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...+ Hình thức thể hiện: video, trình chiếu,...
+ Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,...
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp nguyên sinh vật sống trong môi trường khác nhau, từ môi trường trong tự nhiên đến kí sinh trong các cơ thể sống khác ?
- Động vật nguyên sinh là những động vật có kích thước nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường, cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng khác nhau của một cơ thể sống. Phần lớn nó di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
Nhờ cấu tạo cơ thể đơn giản chỉ gồm 1 tế bào
Nêu đặc điểm tự nhiên của:
1. Môi trường đới lạnh
2. Môi trường đới ôn hòa
3. Môi trường hoang mạc
4. Môi trường vùng núi
nêu đặc điểm của môi trường vùng núi, môi trường đới lạnh , môi trường hoang mạc về tự nhiên
- Đới lạnh: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C còn mùa hạ rất ngắn. Lượng mưa TB năm rất thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
- Hoang mạc: có tính chất vô cùng khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
- Vùng núi: khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi đến đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Sườn đốn gió ẩm có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn so với sườn khuất gió.
chúc bạn học tốt
Sự phân hóa của môi trường tự nhiên đới ôn hòa như thế nào? Trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở đới ôn hòa?
Trình bày và giải thích (đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
Tham Khảo
ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.