Đỗ Anh Thư
Nội dung văn bản Cô Tô đã khơi gợi trong em suy nghĩ và tình cảm gì? A.Văn bản giúp em hiểu được vẻ đẹp của cảnh và cuộc sống của người lao động trên đảo Cô Tô. Văn bản như lời mời gọi chúng ta đến để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp trên đảo như cảnh bình minh, cảnh mọi người gánh nước đi về. B.Văn bản cho thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, tráng lệ. Đó là điểm du lịch thu hút nhiều khách đến thăm. Đảo Cô Tô cho em thấy yêu mến cảnh đẹp trên đảo, yêu mến cuộc sống của những con người nơ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Dương Đình Hưởng
Xem chi tiết
I don
13 tháng 7 2018 lúc 7:41

Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!

Bình luận (1)
tuan nguyen
29 tháng 7 2021 lúc 16:47

Mình cũng đang hỏi nè

Bình luận (0)
Mầu Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:02

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Lãnh Hàn Thiên Kinz
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Nga Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 4 2019 lúc 4:56

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh là:

- Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

- Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.

- Từng đoàn thuyền, lũ con lành.

Đây là những cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập và là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão. Những hình ảnh này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

Bình luận (0)
Hatsune Aiko
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
30 tháng 4 2016 lúc 16:27

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
30 tháng 4 2016 lúc 16:28

còn lại dài lăm -nhác ghi

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
10 tháng 5 2016 lúc 23:43

TRA MẠNG CHO NÓ NHANH !!!

Bình luận (0)
Hoàng Thị Thái Hòa
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
4 tháng 5 2018 lúc 11:18

Trong văn bản Cô Tô, tác giả đã tái hiện một bức tranh đẹp tinh khiết. Em vô cùng thích thú với bức tranh này, bởi lẽ tác giả Nguyễn Tuân giống như một họa sĩ tài ba vẽ nên một bức tranh trong sáng và tươi đẹp. Thiên nhiên ở đây đẹp trong trẻo và tinh khôi đầy sức sống. Tuy em chưa một lần đặt chân tới Cô Tô nhưng qua văn bản, em đã hiểu được vẻ đẹp của vùng đảo đó. Em rất ao ước được một lần đặt chân tới nơi đây để được tận hưởng vẻ đẹp của nó.

Bình luận (0)
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Như Nguyệt
18 tháng 1 2022 lúc 11:43

Tham Khảo:

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

Bình luận (0)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
18 tháng 1 2022 lúc 12:34

Tham khảo: 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”

Biển cho cá mặn, biển cho con người Việt nam có điều kiện ra khơi đánh bắt, biển đảo quê tôi với những thực thể trù phú. Có vẻ như thiên nhiên ưu ái những con người cần cù, chịu thương chịu khó trên mảnh đất cờ đỏ sao vàng này.

Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Tình yêu đối với biển đảo là tình yêu to lớn nhất.

Ông cha ta có câu "tấct đất tấc vàng" vì thế con dân Việt ý thức rõ được điều đó, đã và đang phấn đấu từng ngày bảo vệ lấy mảnh đất thiêng liêng đó. Cứ mỗi lần nghĩ đến biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa tôi thấy thật kiêu hãnh. Kiêu hãnh là vì dân tôi trên bờ vẫn hàng ngày ra khơi đánh bắt, lao động để có cuộc sống an yên với đời, để góp sức xây dựng và phát triển Tổ quốc. Kiêu hãnh là vì ngoài kia cách chúng ta hàng ngàn dặm các chiến sĩ vẫn ở đó, vẫn đang hằng ngày bảo vệ mảnh đất đó; họ bỏ cả thanh xuân, bỏ niềm vui bên gia đình để cố gắng góp sức mình bảo vệ tổ quốc. Hậu phương đổ mồ hôi từng ngày vì trong lòng họ đang nghĩ đến những chiến sĩ canh gác ngoài kia (tiền tuyến nỗ lực bảo vệ từng giây, từng phút) khổ cực, gian lao biết bao.

Tôi tự hào về những con người nhỏ bé Việt Nam, ý chí và lòng quyết tâm họ không hề nhỏ chút nào, họ sắt đá trước kẻ thù. Là một công dân Việt Nam, tôi hiểu lòng mình tình yêu biển đảo lớn lắm, chỉ thầm mong biển lại vỗ về cát sóng, bình yên với dân tộc tôi

Bình luận (0)
Ngô Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Dương
25 tháng 12 2021 lúc 13:16

Cô Tô của Nguyễn Tuân

b. Miêu tả

c. Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ: phong phú, đa dạng, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm...

Tác dụng: tạo liên tưởng thú vị, tạo nhịp điệu cho lời văn. Nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên nơi Cô Tô sinh động, ngập tràn sức sống sau cơn bão. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu được tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả với thiên nhiên Cô Tô. 

Tình cảm yêu mến da diết sâu sắc, sự lưu luyến, gắn bó với biển đảo quê hương. 

_ Vai trò :

+cung cấp thủy sản

+phát triển ngành sản xuất

+ bảo tồn các loại thủy hải sản quý, là nơi ở của hàng ngàn sinh vật biển

+ là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển...

_ Em sẽ :

+ hạn chế dùng túi ni lông

+ tuyên truyền bảo vệ biển

+ ko xả rác bừa bãi

+ tố cáo những người ko biết bảo vệ môi trường

+ ko bắt những loại thủy sản hiếm, còn quá nhỏ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa